top of page
    ISOM 2 CẤP 3 (Chúa Cứu Thế) - Những Bí mật Tiên Tri Về Những Kỳ Lễ Của Y-sơ-ra-ên
    (Prophetic Mysteries Of The Seven Feasts Of Israel)

Hung Tran

Jun 11, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Perry Stone)



Phần này có bốn bài học, mục sư Perry Stone đã cô đọng hàng trăm giờ nghiên cứu tiếng Hê-bơ-rơ của mình thành một bài học về bảy kỳ lễ của Y-sơ-ra-ên. Ông trình bày những ý nghĩa thực tế và mang tính tiên tri của những kỳ lễ này, trong đó có cả phong tục truyền thống ít được dạy trong các hội thánh Cơ đốc. Khám phá những sự kiện tiên tiên tri về tương lai diễn ra trong ba kỳ lễ mùa thu. Đây là bài dạy đầy quyền năng với những chi tiết thật rõ ràng.


(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

Những Bí Mật Tiên Tri Về Những Kỳ Lễ Của Y-sơ-ra-ên - Phần 1.

Những Bí Mật Tiên Tri Về Những Kỳ Lễ Của Y-sơ-ra-ên - Phần 2.

Những Bí Mật Tiên Tri Về Những Kỳ Lễ Của Y-sơ-ra-ên - Phần 3.

Những Bí Mật Tiên Tri Về Những Kỳ Lễ Của Y-sơ-ra-ên - Phần 4.





 




PHẦN 1: NHỮNG BÍ MẬT TIÊN TRI VỀ BẢY KỲ LỄ CỦA Y-SƠ-RA-ÊN



LỜI GIỚI THIỆU


Có những lời tiên tri ẩn chứa trong bảy kỳ lễ của Y-sơ-ra-ên. Chúa đã dùng những kỳ lễ này để cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về những điều sẽ đến. Nhiều nghi lễ truyền thống được trong từng kỳ lễ thật sự tương đồng với những sự kiện sẽ xảy ra. Trong bài học này các bạn sẽ bắt đầu học về lịch sử và những ý nghĩa tâm linh của từng kỳ lễ


I. LÊ-VI-KÝ 23:2


A. Từ “ngày lễ” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “có một thời điểm đã được định.”

Những ngày lễ là những thời điểm đã được Chúa định.


B. Gốc của từ Hê-bơ-rơ này có nghĩa là “nhắc nhớ lại.”

Những ngày lễ là những sự nhắc nhớ lại những điều đã và sẽ xảy ra trong tương lai. Những kỳ lễ này có những hình ảnh tiên tri về những gì Chúa sẽ làm trong tương lai.


II. LÊ-VI-KÝ 23:5-34


A. Lễ Vượt Qua

B. Lễ Bánh không men

C. Lễ dâng sản vật đầu mùa (hoa quả đầu mùa)

D. Lễ Ngũ Tuần

E. Lễ thổi kèn

F. Lễ Chuộc tội

G. Lễ đền tạm


III. NHỮNG KỲ LỄ NÀY DIỄN RA KHI NÀO?


A. Ba kỳ lễ diễn ra vào mùa xuân

B. Một kỳ lễ diễn ra khi bắt đầu mùa hè

C. Ba kỳ lễ diễn ra vào mùa thu.


IV. NGƯỜI DO-THÁI CÓ HAI NIÊN LỊCH


A. Một niên lịch tôn giáo

B. Một niên lịch dân sự (lịch đời thường)

C. Lịch này bắt đầu:

1. Lịch tôn giáo bắt đầu khoảng tháng Ba hoặc Tháng Tư Đây là lúc diễn ra lễ Vượt qua.

2. Lịch bình thường bắt đầu vào mùa thu.

a. Lễ thổi kèn là bắt đầu năm mới.

b. Lê-vi-ký 23:24


V. BẢY KỲ LỄ CỦA Y-SƠ-RA-ÊN CÓ:


A. Những giải thích mang tính tự nhiên

B. Những biểu thị tâm linh

C. Những ẩn ý tiên tri


VI. ÁP DỤNG THIÊN NHIÊN


Ví dụ:

1. Bảy kỳ lễ xoay quanh.

a. Mùa gieo giống

b. Mùa thu hoạch

c. Mùa mưa Sáng-thế kỳ 8:22

2. Chúa rất thực tế Ngài biết rằng:

i. Có những thời điểm cụ thể trong Y-sơ-ra-ên khi người ta gieo giống

ii. Có những thời điểm cụ thể trong Y-sơ-ra-ên khi người ta thu hoạch.

iii. Có những thời điểm cụ thể trong Y-sơ-ra-ên khi mùa mưa sẽ đến.

3. Chúa ở giữa bảy kỳ lễ xoay quanh các giai đoạn làm nông nghiệp.

Đây là những ứng dụng thực tế của bảy kỳ lễ.


VII. SỰ BIỂU THỊ THUỘC LINH


A. Những điều lạ lùng xảy ra cho Y-sơ-ra-ên trong suốt những kỳ lễ này:

1. Lễ Vượt Qua Xuất: 12:23

Chúa đi ngang qua xứ và bảo vệ những người Hê-bơ-rơ khỏi thần chết.

2. Lễ Bánh không men Xuất 12:11

Là ngày mà dân Hê-bơ-rơ ra khỏi Ai-cập, họ không có thời gian để bỏ men vào bánh của họ.

3. Lễ dâng Sản vật đầu mùa Lê-vi-ký 23:15

Mùa thu hoạch lúa

4. Lễ Ngũ Tuần Lê-vi-ký 23:16-17; Xuất 19-23

Môi-se nhận bản luật pháp trên núi Si-nai.

5. Lễ thổi kèn Lê-vi-ký 23:24

Bắt đầu năm mới.

6. Ngày lễ chuộc tội Lê-vi-ký 23:27

Thầy tế lễ chuộc tội cho tội lỗi của dân sự một năm một lần.

7. Lễ đền tạm Lễ này tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên khi sống ở trong đồng vắng 40 năm.


B. Tất cả những kỳ lễ này được kết nối với dân Y-sơ-ra-ên khi họ ra khỏi Ai-cập và đi vào trong Xứ hứa.


VIII. NHỮNG ẨN Ý TIÊN TRI


Bảy sự kiện được kết nối với bảy kỳ lễ này đề cập đến những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.


IX. LỄ VƯỢT QUA


A. Lịch sử Kinh thánh: Xuất 12:3-5; 7

a. Con cái Y-sơ-ra-ên ra khỏi cách nô lệ ở Ai-cập.

Pha-ra-ôn vẫn giữ con cái Y-sơ-ra-ên làm con tin ở Ai-cập.

Chúa đã thông báo một sự đoán phạt Pha-ra-ôn để ông sẽ để cho con cái Y-sơ-ra-ên đi.

b. Con cái Y-sơ-ra-ên đã giết một con chiên không tì không vít. Huyết của con chiên đó được bôi lên trên ba phần của cửa nhà: Cột bên trái Cột bên phải Cột ở trên.

c. Không được làm rơi huyết ở dưới đất.

Hê-bơ-rơ 10:29 Ba nơi mà huyết được bôi tượng trưng cho ba cây thập tự giá trong ngày Chúa Giê-xu bị đóng đinh.

d. Con cái Y-sơ-ra-ên đã nướng con chiên trên một thanh cây. Đây là hình ảnh của Đấng Christ bị treo trên cây thập tự.

e. Dân sự đứng sẳn sàng để rời khỏi Ai-cập khi thần chết đã đi qua.

f. Sự cứu chuộc của Đấng Christ liên hệ đến hai điều (Ê-sai 53:5; Rô-ma 10:9- 10):

i. Sự chữa lành của chúng ta

ii. Sự cứu rỗi của chúng ta Khi con cái Y-sơ-ra-ên ăn thịt chiên, họ đã nhận được sự chữa lành:

Thi-thiên 105:37 Khi con cái Y-sơ-ra-ên bôi huyết chiên lên cửa nhà của họ, sự sống họ được cứu.

g. Cả sự chữa lành và sự cứu rỗi được nhìn thấy trong câu chuyện Lễ Vượt Qua.

i. I Cô-rinh-tô 5:7

ii. Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh trong ngày lễ Vượt qua


B. Lễ Vượt qua chỉ về Đấng Christ Những lễ này là những hình ảnh Chúa đang dạy cho dân Do-thái những điều sẽ xảy ra trong tương lai.


C. Có một vài hình ảnh được vẽ trong câu chuyện lễ Vượt qua:

1. Tại sao Pha-ra-ôn thay đổi ý định?

a. Giô-sép đã hướng dẫn là hài cốt của ông không được để lại ở Ai-cập.

i. Sáng-thế ký 50:25

ii. Xuất 13:19

b. Con cái Y-sơ-ra-ên đã đi lấy hài cốt của Giô-sép đem đi với họ.

2. Pha-ra-rôn là hình ảnh của Sa-tan

3. Dân Y-sơ-ra-ên là hình ảnh của dân sự Chúa

4. Giô-sép của Rama

a. Trong tiếng Hê-bơ-rơ ‘rama’ có nghĩa là “nơi cao”. Giô-sép được biết đến như là Giô-sép của Rama

b. Khi bạn dịch tên Giô-sép sang tiếng Hi lạp rồi sáng tiếng Anh thì nó thành Giô-sép của Arimathea.

c. Pha-ra-ôn biết rằng dân y-sơ-ra-ên sẽ trở lại Xứ hứa khi ông phát hiện mộ của Arimathea đã trống. Cũng như vậy ma quỷ biết dân sự Chúa đã được tự do khi mộ của Giô-sép Arimathea đã trống.


X. BA ĐIỀU QUAN TRỌNG VỀ LỄ VƯỢT QUA:


1. Rau đắng

2. Mazah (bánh không men)

3. Chiên con lễ Vượt qua


XI. MÂM LỄ VƯỢT QUA:


A. Xương ống của con chiên.

Xương này được dâng lên làm của lễ.

B. Những loại rau đắng.

Rau đắng có vị đắng đến nỗi ăn vào là chảy nước mắt. a. điều này gợi cho bạn đang nhớ lại một sự kiện lịch sử.

C. Trứng nướng.

Điều này nhắc nhớ bạn về việc dâng của lễ thiêu. Mỗi gia đình dâng một con chiên.

D. Một số đậu và táo trộn lẫn.

Điều này tượng trưng cho cái cối giã.

E. Rau diếp Một loại rau đắng khác.

F. Cần tây Rau cần tây được ngâm trong nước muối.

a. Điều này tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên khi đi ngang qua biển Đỏ. Khi họ đi qua bên kia bờ biển Đỏ là họ được tự do.

b. Giăng 19:28-29


XII. MATZAH (BÁNH KHÔNG MEN)


A. Nhiều người làm bánh matzak với men.

1. Nhiều người làm bánh matzah là nhào bột thành bánh rồi đem nướng trên vĩ nướng. Trong khi bánh được nướng trên vĩ, người ta dùng một cây nhọn để đâm vào nó để nó không phồng lên.

2. Matzah bị vết lằn khi được nước trên vĩ.

3. Matzah có những cái lỗ bởi một vật nhọn đâm vào.


B. Matzah là một hình ảnh của người không có tội. Matzah đại diện cho Đấng Mê-si-a.

a. Đấng Mê-si-a đã nhận những lằn đòn cho sự chữa lành của chúng ta.

b. Đấng Mê-si-a đã bị đâm.

i. I Phi-e-rơ 2:24

ii. Giăng 19:34; 37

iii. Thi-thiên 22:16

iv. Ê-sai 53:5

c. Chúa Giê-xu đang giảng trên thập tự giá. Ma-thi-ơ 27:46


C. Túi Matzah (Túi hiệp một)

1. Túi hiệp một đựng matzah.

2. Có ba ngăn trong túi matzah. Mỗi ngăn để một miếng matzah.

3. Những giả thuyết vì sao có ba miếng matzah:

a. Matzah đại diện cho chức tế lễ, người Lê-vi và Y-sơ-ra-ên.

b. Matzah đại diện cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp Xuất 32:13

c. Matzah đại diện cho ba vị thiên sứ đã thăm viếng Áp-ra-ham trong Sáng-thế ký. Sáng-thế ký18:2 4. Truyền thống Do-thái tin rằng matzah đại diện cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp

a. Miếng matzah ở giữa là Y-sác

i. Y-sác là hạt giống đã được hứa. Sáng-thế ký 17:19; Sáng-thế ký 22:2; 8

ii. Y-sác là một hình bóng của Đấng Mê-si-a. I Giăng 5:7

b. Khi bắt đầu Sedar, miếng Matzah ở giữa được đem ra và một phước lành được công bố.

c. Sau đó, người công bố phước lành này sẽ bẻ bánh matzah đó làm hai.

d. Một nửa sẽ được gói lại trong một miếng vải.

e. Thường thì, có một trò chơi nhỏ với miếng bánh matzah đã được gói đó.

i. Bảo các con nhắm mắt lại.

ii. Miếng bánh matzah được đem đi giấu.

f. Một phước lành sẽ được công bố trên nửa miếng còn lại. Sau đó ăn miếng bánh đó. Miếng bánh này được gọi là “bánh của sự đau đớn.”


XIII. CÓ BỐN CÁI CHÉN:


A. Chén của Sự nên thánh.

B. Chén của sự đau đớn.

C. Chén của sự cứu chuộc.

1. Chén này được uống sau bữa ăn. Lu-ca 22:20

2. Chén này là chúng ta uống trong tiệc thánh.

D. Chén của Ê-li Chén này có một ẩn ý tiên tri.


XIX. AFIKOMAN


A. Là bánh được gói thay thế cho thịt chiên. (Lu-ca 22:19)

Chúa Giê-xu nói afikoman là thân thể của Ngài.


B. Ma-thi-ơ 27:57-60

1. Chúa Giê-xu đã được quấn lại và đem chôn trong một ngôi mộ. Ngài đã bị giấu khỏi tầm mắt các môn đồ Ngài.

2. Trong gia đình người Do-thái, các con sẽ đi tìm afikoman. a. Người cha cần afikoman để kết thúc buổi lễ.

i. Người cha cho đứa con đã tìm được afikoman một vật kỷ niệm.

ii. Người cha không cho đứa cho điều nó muốn ngay lúc đó. Tuy nhiên, ông cho chúng Lời hứa của Người cha. Ông cho chúng một vật kỷ niệm.

b. Người cha mở bánh đó ra. (Giăng 20:5-9)

Đức Chúa Cha đã khiến Chúa Giê-xu sống lại.


C. Lời hứa của Người Cha

a. Lu-ca 24:49

b. I Cô-rinh-tô 15:4-8 Đây là một hình ảnh của Chúa Giê-xu.

c. II Cô-rinh-tô 1:22; Ê-phê-sô 1:13 Phao-lô nói về Đức Thánh Linh như là “vật kỷ niệm của Lời hứa.”


D. Lu-ca 22:19

1. Nhiều người ăn matzah và uống rượu như là một sự nhớ lại điều gì đó.

2. Chúa Giê-xu nói, “Hãy làm điều này để nhớ đến Ta.” Không còn nhớ afikoman nữa.

3. Đến thế kỷ thứ nhất Afikoman đã không còn nữa. Chúa Giê-xu là người đầu tiên dùng afikoman. Afikoman thay thế cho thịt chiên.

4. Rô-ma 15:4

a. Lễ vượt qua là một hình ảnh của Đấng Christ. Lễ vượt qua là một hình ảnh của sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Giê-xu.

b. Giăng 1:29


KẾT LUẬN


Bảy kỳ lễ của Y-sơ-ra-ên là những sự nhắc nhớ về những điều sẽ đến. Mỗi kỳ lễ có một sự giải thích mang tính tự nhiên, thuộc linh và có ẩn ý tiên tri. Lễ Vượt qua là một thí dụ điển hình: rõ ràng lễ này là hình bóng về sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Có được một sự hiểu biết đúng về lịch sử và truyền thống về những kỳ lễ này, các bạn sẽ có thể hiểu nhiều hơn những ẩn ý tiên tri của nó.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Bảy kỳ lễ của Y-sơ-ra-ên là gì?

2. Những ẩn ý tiên tri của lễ Vượt qua là gì?

3. Afikoman có ý nghĩa gì?


TỰ NGHIÊN CỨU


Qua những gì bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Hãy nhớ những gì bạn đã học trong bài học này. Viết xuống những ý tưởng và những sự mặc khải của bạn.

1. Đọc và nghiên cứu Xuất đoạn 12.

2. Đọc và nghiên cứu Lu-ca đoạn 22.

3. Đọc và nghiên cứu I Cô-rinh-tô đoạn 10 và 11.





 




PHẦN 2: NHỮNG BÍ MẬT TIÊN TRI VỀ BẢY KỲ LỄ CỦA Y-SƠ-RA-ÊN



LỜI GIỚI THIỆU


Ngày chuộc tội diễn ra vào ngày 10 của tháng thứ bảy. Trong bài học này, Perry Stone sẽ trình bày ý nghĩa của kỳ lễ này và ẩn ý tiên tri mà nó có. Khi hiểu rõ ràng hơn về lịch sử của Lễ chuộc tội, chúng ta sẽ có thể hiểu sự liên hệ tâm linh của nó với đời sống chúng ta ngày nay.


I. THẦY TẾ LỄ CẢ PHẢI CÓ NHIỀU SỰ CHUẨN BỊ CHO LỄ VƯỢT QUA


A. Thầy tế lễ cả phải:

1. Rời khỏi gia đình mình.

2. Ở bảy ngày một mình trong đền thờ.

3. Thầy tế lễ không ăn, không ngủ trong đêm trước khi lễ Vượt qua.

4. Trong suốt thời gian lễ Vượt qua, thầy tế lễ cởi bỏ những cái áo choàng và mặc áo vải vào.


B. Tương tự, Chúa Giê-xu phải:

1. Bị phân cách với các môn đồ khi Ngài bị bắt. Ngài đã ở một mình trong đêm.

2. Ngài ở một đêm trong sự sợ hãi tột bật, Ngài đã rất phiền muộn.

Điều này diễn ra trước sự đóng đinh của Ngài.

3. Giăng 19:23 Chúa Giê-xu mặc một cái áo không có đường may.


II. NGÀY LỄ CHUỘC TỘI


A. Ngày lễ chuộc tội diễn ra vào ngày 10 của tháng thứ bảy.

1. Đây là ngày mà Chúa đã lập nên cho thầy tế lễ cả đi vào nơi Chí Thánh (là nơi thường để hòm Giao ước) và dâng huyết lên trên bàn thờ phía đông. Thầy tế lễ cả sẽ rải huyết lên một lần và rải xuống bảy lần. Điều này làm cho chức tế lễ.

2. Sau đó, thầy tế sẽ tiếp tục tiến hành lễ Yom Kippur để dâng của lễ cho:

a. Các thầy tế lễ

b. Người Lê-vi

c. Dân Y-sơ-ra-ên


B. Một trong những nghi thức có liên quan đến hai con dê giống nhau:

1. Hai con dê này đứng trước thầy tế lễ trong ngày lễ Yom Kippur. Hai con dê này đại diện cho Ê-sau và Gia-cốp

i. Sáng-thế ký 25:23-26

ii. Ê-sau có nhiều lông Sáng-thế ký 27:11

Một trong những từ Hê-bơ-rê nói về con dê có nghĩa là “nhiều lông”.

2. Họ đã dùng hai con dê giống nhau bởi các tổ phụ thời xưa đã bị lừa bởi da con dê.

a. Giô-sép đã có một cái áo bằng da dê. Sáng-thế ký 37:31-33 Gia-cốp đã bị lừa khi nhìn thấy áo choàng của Giô-sép bị dính máu.

b. Gia-cốp đã giả làm Ê-sau bởi lấy da dê khoát lên tay ông. Sáng-thế ký 27:15-24 Gia-cốp đã lừa Y-sác bằng da dê.

c. Trong Kinh thánh, con dê tượng trưng cho “sự lừa gạt.”

3. Sau đó, thầy tế lễ sẽ làm một cuộc xổ số.

a. Thầy tế lễ có một cái hộp gỗ Trong hộp gỗ đó có hai miếng gỗ. Một miếng ghi là “dành cho Chúa.” Miếng kia ghi là “dành cho Azazel.”

b. Thầy tế lễ nhắm mắt lại và cầu nguyện.

i. Khi ông làm cầu nguyện, ông sẽ với vào cái hộp và lấy một miếng gỗ ra.

ii. Một con dê dành cho Chúa và con kia được gọi là thân chịu tội (con dê dành cho Azazel)

4. Cho đến khoảng năm 30 Sau Công nguyên, thầy tế lễ luôn lấy miếng gỗ con chiên dành cho Chúa trước.

Thầy tế lễ sẽ cột một sợi dây màu đỏ dài khoảng 1m quanh cổ con dê. Đây là con dê sẽ được dâng lên làm của lễ trên bàn thờ.

5. Sau đó, thầy tế lễ lấy con dê dành cho Azazel và đặt tay lên hai sừng của con dê này.Ông sẽ cầu nguyện và đó là biểu tượng chuyển tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên qua con dê đó.

6. Con dê bên ngoài sẽ được dẫn đi.

a. Sẽ có những thầy tế lễ đướng ngang trên núi trong sa mạc Judeo. Các thầy tế lễ sẽ tiếp tục chuyền con dê cho đến khi họ ra khỏi địa phận Giêru-sa-lem.

b. Sau đó, họ sẽ để con dê trong đồng vắng. Họ sẽ cột một sợi dây đỏ trên sừng con dê đó. Họ cột một sợi dây đổ trên sừng con dê đó để người ta biết và tránh xa nó nếu nó quay trở lại.

c. Họ đẩy con dê Azazel xuống vách núi trong đồng vắng vì họ sợ nó sẽ quay trở về.

7. Sợ dây đỏ thứ ba được cột ở ngay cửa đền thờ.

a. Khi con dê đụng vào vách núi và chết, thì sợi dây đỏ tại cửa đền thờ sẽ chuyển sang màu trắng cách siêu nhiên. Đây là cách dân sự biết tội lỗi của họ đã được tha.

b. Ê-sai 1:18

c. Khoảng thời gian Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ của Ngài, sợ dây đỏ đó không còn chuyển sang màu trắng nữa.


III. HAI CON DÊ TRONG CÂU CHUYỆN ĐÓ TƯƠNG THÍCH VỚI SỰ ĐÓNG ĐINH NHƯ THẾ NÀO?


A. Ma-thi-ơ 27:16-21

1. Ba-ra-ba được phóng thích thay vì Chúa Giê-xu: “Ba-ra-ba” có nghĩa là “con của cha chí cao.” Tên đầu tiên của Ba-ra-ba là “Yeshua”.

2. Chúa Giê-xu cũng có tên là “Yeshua.”

3. Các bạn có: “Yeshua” con trai của con người và “Yeshua” Con của Đức Chúa Trời.

4. Họ đã có một cuộc đánh cược và hỏi mọi người muốn tha cho ai.

a. Hai người có cùng tên. Điều này giống như hai con dê giống nhau.

b. Một người được thoát tội, còn người kia phải gánh lấy tội. Đây là hình ảnh.

5. Khi sợi dây đỏ chuyển sang màu trắng thì đó là dấu hiệu Chúa đã tha thứ cho tội lỗi dân sự. Khi Chúa Giê-xu đang bị treo trên thập tự, một người lính đã đâm hông Ngài.

i. Huyết đã chảy ra.

ii. Sau đó, nước đã chảy ra. Giăng 19:34 Theo khoa học, khi điều này xảy ra, huyết sẽ chảy ra và rồi tim người này sẽ vỡ ra.

iii. Màu đỏ chuyển sang màu trắng. Chúa đang cho mọi người biết, khi Chúa Giê-xu chết tội lỗi của họ đã được tha.

6. Có ba sợi dây màu đỏ.

a. Trong suốt lễ Vượt qua, dân sự đã bôi huyết lên cửa. Vết máu này tạo nên một từ trong tiếng Hê-bơ-rơ là Tav. Chữ Tav có hình dạng của thập tự giá.

b. Có ba thập tự giá trên đồi Gô-gô-tha.

c. Có ba sợi dây:

i. Một sợi cho Chúa

ii. Một sợi cho Azazel

iii. Một sợi dây đổi màu.

d. Trên ba cây thập tự:

i. Một người chết để làm trọn mục đích của Đức Chúa Trời (Chúa Giê-xu, là sợi dây dành cho Chúa)

ii. Một người chết mà không tin Chúa (tên cướp không tin; là sợi dành cho Azazel).

iii. Một người thay đổi (tên cướp đã tin Chúa; là sợi dây đổi màu.) Lu-ca 23:42 ‘Nhớ’ ngược với ‘không nhớ’


IV. CÂU VIẾT TRÊN THẬP TỰ GIÁ


A. Các câu Kinh thánh:

1. Mác 15:26

2. Lu-ca 23:38

3. Giăng 19:19


B. Giăng 19:20

1. Câu viết trên thập tự giá được viết trong ba ngôn ngữ:

a. Hê-bơ-rơ

b. La-tinh

c. Hy-lạp

2. “Omicron” có thể được dịch là ‘và”, “của” hay “the” mạo từ xác định.

a. Bạn sẽ dịch câu này như thế nào? “Giê-xu người Na-xa-rét và Vua dân Giu-đa” Đúng trong tiếng Hê-bê-rơ là dùng liên từ “và.” Xa-cha-ri 9:9

b. Thông thường những gia đình cột một bảng tên bằng đồng vào chiên con của Lễ vượt qua khi họ đem nó vào đền thờ.

i. Họ sẽ khắc tên gia đình mình trên miếng đồng đó.

ii. Họ làm điều này để Chúa sẽ biết gia đình họ đã dâng của lễ. Họ muốn ân huệ Chúa đổ trên gia đình họ.

c. Các chữ INRI được viết trên thập tự. Những chữ này ghi là: Giê-xu người Na-xa-rét, Vua của Giu-đa Chữ cái đầu tiên trên tấm bảng này thể hiện.


C. Chúng ghép lại với nhau như thế nào?

1. Giăng 19:21

a. Các thầy thông giáo muốn tháo tấm bảng đó xuống khỏi thập tự giá.

b. Tại sao họ bực mình?

i. Các thầy thông giáo đã lấy chữ cái đầu tiên của một từ trong tiếng Hê-bơ-rơ ra và ghép lại thành một câu xem nó có nghĩa gì không.

ii. Chữ cái đầu tiên của những từ trên tấm bảng này được đánh vần là: YHVH

c. YHVH là tên thánh của Đức Chúa Trời.

Cách thầy thông giáo thấy tên thánh của Chúa trên tấm bảng này. Đây là lý do họ muốn tháo tấm bảng đó xuống.

2. Chúa đã để cho Phi-lát viết một câu đề cập đến Chiên con của Ngài.

3. Sự chết của Đấng Christ đã ứng nghiệm Lễ Vượt qua.

4. Khi thầy tế lễ dâng chiên con Lễ vượt qua cuối cùng, ông sẽ giơ tay lên và nói, “xong rồi.”

a. Chúa Giê-xu đã giang tay trên thập tự giá và kêu lớn rằng, “xong rồi.” Giăng 19:30

b. Chiên Paschal được đem vào đền thờ và cột sừng nó tại bàn thờ.

i. Vào lúc ba giờ chiều, con chiên đó bị giết.

ii. Chúa Giê-xu đã chết lúc 3 giờ chiều. Những sự kiện này đã xảy ra cách nối tiếp nhau.

c. Khi thầy tế lễ công bố, “đã xong” thì Chúa Giê-xu cũng công bố “đã xong.”


KẾT LUẬN


Ngày lễ Chuộc tội là hình bóng về sự đóng đinh của Chúa Giê-xu. Giống như lễ Vượt qua, lễ này ẩn chứa lời tiên tri. Các nghi lễ truyền thống được làm trong ngày Chuộc tội tương đồng với những sự kiện đã diễn ra trong suốt sự đóng đinh của Chúa Giê-xu Christ. Như thầy tế lễ cả chuộc tội cho dân Y-sơ-ra-ên thì Đấng Christ đã chuộc tội cho cả thế giới.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Những điều nào diễn ra trong lễ liên quan đến hai con dê giống nhau?

2. Nghi lễ với hai con dê liên quan đến câu chuyện của sự đóng đinh như thế nào?

3. Tại sao các thầy thông giáo muốn tháo tấm bảng treo trên cây thập tự của Chúa Giê-xu xuống?


TỰ NGHIÊN CỨU


Trong những gì bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Hãy ghi nhớ những gì bạn đã học được trong bài học này. Viết xuống những ý tưởng và sự mặc khải của bạn.

1. Đọc và nghiên cứu Sáng-thế ký đoạn 27.

2. Đọc nghiên cứu Ma-thi-ơ đoạn 27:16-21

3. Đọc và nghiên cứu Giăng đoạn 19.





 




PHẦN 3: NHỮNG BÍ MẬT TIÊN TRI VỀ BẢY KỲ LỄ CỦA Y-SƠ-RA-ÊN



LỜI GIỚI THIỆU


Bảy kỳ lễ là những nền nền tảng của truyền thống Do-thái. Trong bài học này, Perry Stone sẽ trình bày một số kỳ lễ mùa thu và mùa xuân. Khi học về những ẩn ý tiên tri của mỗi kỳ lễ, các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về những điều quan trọng trong quá khứ và có ý nghĩa quan trong trong tương lai.


I. XUẤT 12:11


A. Ngay trước khi lễ Vượt qua họ sẽ dùng bữa, gia đình người Do-thái sẽ lau dọn sach hết các góc nhà. Họ dọn sạch hết men mà họ thấy ở dưới sàn nhà.

a. Họ sẽ lấy men đó, bỏ vào trong một cái túi, họ cột túi đó lại. b. Sau đó, họ sẽ đem cái túi đó ra ngoài và đốt đi. Đây là một hình ảnh.


B. II Cô-rinh-tô 5:21

1. Chúa Giê-xu đi vào trong vườn trong đêm trước khi Ngài bị đóng đinh. Ngài vốn không có tội đã chịu tội vì chúng ta. Chúa Giê-xu là men.

2. Giăng 18:1-5

a. Giu-đa dẫn những lính canh đền thờ vào vườn nơi Chúa Giê-xu ở đó. Họ đang tìm Chúa Giê-xu (men)

b. Những lính cánh đã lấy men đi.

c. Ngày hôm sau Chúa Giê-xu bị đóng đinh.


II. LỄ DÂNG SẢN VẬT ĐẦU MÙA VÀ LỄ BÁNH KHÔNG MEN:


A. Bữa ăn Lễ vượt qua là vào đêm 15.

1. Đây là bảy ngày đầu tiên của bánh không men. Cả tuần này bạn chỉ ăn matzah.

2. Trong suốt tuần này, ngày đầu tiên của tuần lễ tiếp theo sẽ là ngày sa-bat đầu tiên, được gọi là “Lễ hoa quả đầu mùa.” Dân sự sẽ đem những hoa quả trong mùa thu hoạch đến đền thờ

Họ sẽ dâng những hoa quả này trước Chúa.


B. I Cô-rinh-tô 15:20; 23

1. Khi Đấng Christ sống lại từ cõi chết, nhiều thánh đồ thời Cựu ước cũng sống lại từ cõi chết.

a. Lu-ca 15:19-22 .

Các thánh đồ đã ở trong lòng của Áp-ra-ham.

b. Ma-thi-ơ 12:40

c. Ê-phê-sô 4:8-9

2. Chúa Giê-xu đã giảng cho những linh hồn trong lòng Áp-ra-ham và đem họ ra. Những linh hồn này là những người công bình.

3. Hai điều đã xảy ra:

a. Chúa Giê-xu trở thành trái đầu mùa của những người đã ngủ.

i. Các thánh đồ thời Cựu ước đã được sống lại qua Chúa Giê-xu.

ii. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16 Sự phục sinh tiếp theo là cho những người chết trong Đấng Christ. Sự phục sinh tiếp theo là cho những người sống sau thời kỳ phục sinh của Chúa Giê-xu.

iii. Những người chết trong Đấng Christ được sống lại. Đấng Christ là trái đầu mùa.

b. Tại sao Ma-ri đã không nhận ra Chúa Giê-xu khi Ngài sống lại từ cõi chết? (Giăng 20:5-17)

i. Cô nghĩ Chúa Giê-xu là người làm vườn.

ii. Chúa Giê-xu mặc quần áo đến từ Đức Chúa Trời.

iii. Chúa Giê-xu đã trở thành thầy tế lễ cả của Thiên đàng.

iv. Tuy nhiên, Ngài đã làm thanh sạch nơi đầu tiên tội lỗi xuất hiện.

v. Chúa Giê-xu làm sạch những điều trên thiên đàng bằng huyết của Ngài.

vi. Hê-bơ-rơ 9:23-28

vii. Như thầy tế lễ cả trong Cựu ước đã rải huyết của chiên liên bàn thờ, Chúa Giê-xu đã lên thiên đàng và đã rải huyết Ngài lên bàn thờ.

viii. Có thể Chúa Giê-xu đã mặc đồ giống như thầy tế lễ.

ix. Có lẽ do vậy nên Ma-ri không nhận ra Ngài.

x. Giăng 20:17

Chúa Giê-xu nói với Ma-ri đừng chạm vào Ngài.

* Chúa Giê-xu đã được cất lên thiên đàng ngay sau khi Ngài sống lại.

xi. Công-vụ 1:9

xii. Giăng 20:19 Chúa Giê-xu đã hiện ra với Thô-ma tám ngày sau đó. Các thầy tế lễ phải đi vào trong đền thờ bảy ngày.

4. Chúa Giê-xu đã sống lại vào ngày thứ nhất của tuần lễ.

a. Chúa Giê-xu đã sống lại trong ngày lễ Hoa quả đầu mùa. Ma-thi-ơ 28:2 Đất đã rúng động khi Chúa Giê-xu từ cõi chết sống lại.

b. Ma-thi-ơ 27:52-53 Nhiều người đã sống lại cùng với Chúa Giê-xu, có thể đã được thấy tại đền thờ. Hoa quả đầu mùa phải được dâng lên trước Chúa.


III. NHỮNG KỲ LỄ MÙA XUÂN:


A. Lễ vượt qua: Chúa Giê-xu bị đóng đinh.


B. Lễ bánh không men: Chúa Giê-xu bị chôn trong mộ. Bánh trong miếng vải.


C. Lễ hoa quả đầu mùa: Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết.


IV. NHỮNG KỲ LỄ MÙA XUÂN ĐẠI DIỆN:


A. Lễ vượt qua: Đại diện cho sự cứu rỗi của chúng ta.

B. Bánh không men: Đại diện cho sự nên thánh của chúng ta.

C. Lễ Ngũ Tuần Đại diện cho sự đầy dẫy Đức Thánh Linh.


V. LỄ NGŨ TUẦN: Lê-vi-ký 23:15-20


1. Dân sự có thể tính bảy ngày Sa-bát bắt đầu từ ngày lễ hoa quả đầu mùa. Đây là 49 ngày.

2. Lễ ngũ tuần diễn ra trong ngày thứ 50.

Lễ ngũ tuần” xuất phát từ tiếng Hy-lạp có nghĩa là “ngày thứ 50

3. Dân sự sẽ đem dánh có men dâng lên cho Đức Chúa Trời

a. Họ sẽ làm hai ổ bánh có men. Bánh này tượng trưng cho mùa gặt lúa mì của họ.

b. Giăng 12:24

4. Bánh này có men trong đó.

a. II Cô-rinh-tô 5:21

b. Men tượng trưng cho tội lỗi.

c. Một số người nghĩ rằng hai ổ bánh này tượng trưng cho người do thái và dân ngoại.

i. Cuối cùng Chúa sẽ đem hai nhóm người này lại với nhau.

ii. Hai ổ bánh này đại diện cho nhánh người Do-thái của hội thánh và nhánh dân ngoại của hội thánh.

5. Tại sao chúng ta gọi nó là “hội thánh”?

a. Công-vụ 2:1-4

i. Cụm từ “thật sự đến” có nghĩa gì? Xuất 19:10-11 Dân sự giặt sạch quần áo mình và sẳn sàng để Chúa ngự xuống trên núi. Thời gian ba ngày này được gọi là “Thời điểm thiết lập một ranh giới.”

ii. Thời điểm thiết lập một ranh giới mở ra một thời điểm để một người chuẩn bị sẳn sàng tâm linh cho ngày lễ Ngũ tuần. Nó trở thành một thời điểm cho sự cầu nguyện và suy ngẫm.

iii.120 người trên phòng cao hầu như đang chờ mong thời điểm của sự “thiết lập ranh giới này.” Họ đã chuẩn bị chính mình cho Lễ ngũ tuần. Lu-ca 24:49 Họ muốn được sẳn sàng cho ngày lễ Ngũ tuần thật sự đến.

b. So sánh giữa lễ Ngũ tuần trong Cựu ước và lễ Ngũ tuần trong Tân ước:

i. Trong Cựu ước Lễ Ngũ tuần đã đem đến một dân thánh. Có lửa trên núi Siani. Có gió trên núi Si-nai. Luật pháp được ban cho trên bảng đá. 3.000 linh hồn đã chết.

ii. Trong Tân ước: Lễ Ngũ tuần đã đem đến một hội thánh. Có những lưỡi bằng lửa trên núi Si-ôn. Có gió trên núi Si-ôn. Luật pháp được ghi trong lòng con người. 3.000 linh hồn đã tiếp nhận Chúa Giê-xu.

iii. Lễ ngũ tuần là ngày sinh nhật của Hội thánh.


VI. BA KỲ LỄ MÙA THU:


A. Lễ thổi kèn Lễ này rơi vào ngày thứ nhất của tháng thứ bảy.

B. Lễ chuộc tội Lễ này diễn ra 10 ngày sau lễ thổi kèn.

a. Các thầy tế lễ sẽ đi vào nơi chí thánh một năm một lần để chuộc tội cho tội lỗi dân sự.

C. Lễ đền tạm Lễ này diễn ra năm ngày sau Lễ chuộc tội. Lễ đền tạm là một kỳ lễ bảy ngày.


VII. NHỮNG ĐOẠN KINH THÁNH VỀ NHỮNG KỲ LỄ MÙA THU:


A. Lê-vi-ký 23:23-24

B. Lê-vi-ký 23:26-27

C. Lê-vi-ký 23:39-44


VIII. NHỮNG KỲ LỄ MÙA THU CÓ MỘT ẨN Ý TIÊN TRI MẠNH MẼ:


A. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17

1. The Rapture

2. I Tê-sa-lô-ni-ca 1:9-10


B. Lễ thổi kèn:

Lễ thổi kèn kéo dài 30 ngày để dẫn dân sự đến sự ăn năn. Kèn được thổi lên để kêu gọi dân sự ăn năn. Điều này được làm để chuẩn bị cho Lễ thổi kèn. Nhiều người Do-thái tin rằng sự Phục sinh sẽ diễn ra trong suốt lễ Rosh Hashanah.

C. Nhiều người sẽ cầu nguyện và thổi kèn.

1. Tuy nhiên, có những hướng dẫn cụ thể để thổi những cái kèn đó.

2. Mỗi hướng dẫn đại diện cho điều gì đó:

a. Tekiah (Blast): Đây là tiếng kèn thức tỉnh dân sự khỏi sự mê ngủ.

b. Sh’varim (Broken): Tiếng kèn này tượng trưng cho ai đó đang khóc lóc hay rên rỉ.

c. T’ruah (Alarm): Đây là một tiếng chuông báo thức.

d. Tekiah Hagadolah (tiếng kèn lớn): Đây là tiếng kèn thổi cuối cùng.

D. Xuất19:16-19 Đây là một hình ảnh lớn của Rapture

a. Chúa ngự xuống.

b. Môi-se được kêu gọi đi lên núi.

c. Dân sự nghe thấy tiếng sấm chớp.

Một tiếng kèn càng ngày càng lớn.

d. Khi tiếng kèn cất lên, Chúa gọi Môi-se lên đỉnh núi.


E. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17

1. I Cô-rinh-tô 15:52 Tiếng kèn cuối cùng

2. Khải-huyền 11:15


F. Phao-lô đã viết về tiếng kèn cuối cùng trước khi Giăng viết điều đó. Làm thế nào Phao-lô biết về tiếng kèn cuối cùng? Phao-lô đã hiểu lịch sử Do-thái.

i. Tekiah Hagadolah (Tiếng kèn lớn) được cho là tiếng kèn cuối cùng.

ii. Theo niềm tin người Do-thái, Tekiah Hagadolah sẽ là sự phục sinh đầu tiên. Đây là điều Phao-lô đề cập đến.


G. Sừng cừu: Sáng-thế ký 22:13

a. Chiếc sừng trái sẽ được thổi tại núi Sinai.

b. Chiếc sừng phải sẽ được thổi tại sự Phục sinh.


H. Mười lý do tại sao những tiếng kèn được thổi lên.

1. Chúng được thổi lên tại một lễ đăng quang/lên ngôi.

2. Chúng được thổi lên vào ngày bắt đầu của những ngày ăn năn.

3. Chúng được thổi lên khi đọc Torah/ Ngũ Kinh.

4. Chúng được thổi lên để so sánh các sứ điệp của các tiên tri.

5. Chúng được thổi lên bởi quân đội đã phá hủy đền thờ, tiếng kèn lớn thổi lên vào đêm trước khi đền thờ bị phá hủy.

6. Chúng thổi lên bởi một con chiên đã thế chổ của Y-sác.

7. Chúng được thổi lên để gây một sự kính sợ Chúa trong dân sự.

8. Chúng được thổi lên để làm một tiếng chuông báo động trong thời kỳ chiến tranh.

9. Chúng được thổi lên để báo trước thời kỳ của Đấng Mê-si-a.

10. Chúng được thổi tại thời điểm của sự Phục sinh.


I. Nó cũng giống như Rapture sẽ diễn ra trong suốt Lễ thổi kèn: Ma-thi-ơ 25:13

i. Người Do-thái không biết ngày hoặc giờ bởi họ dựa vào vị trí của mặt trăng. Đây là dấu hiệu cho họ.

ii Chúa nói chúng ta sẽ không biết khi nào Ngài sẽ trở lại bằng việc dựa vào những dấu hiệu.


KẾT LUẬN


Mỗi kỳ lễ đều được Chúa định qua việc đem đến sự mặc khải. Trong khi nhiều kỳ lễ ám chỉ đến sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ, một số ám chỉ đến những sự kiện thời cuối cùng mà chúng chưa xảy ra; cả những sự kiện quan trọng trong quá khứ và tương lai. Bằng việc xem xét kỹ những kỳ lễ, chúng ta sẽ có thể có một sự hiểu biết nhiều hơn về những kế hoạch lạ lùng của Chúa cho con người.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Nhiều người tin hai ổ bánh trong lễ Ngũ tuần đại diện cho điều gì?

2. Theo bài học này, những so sánh nào bạn có thể vẽ lên giữa Lễ ngũ tuần trong cựu ước và lễ Ngũ tuần trong tân ước?

3. Trong suốt lễ Thổi kèn, một hướng dẫn cụ thể nào cho những chiếc kèn được thổi lên? Mỗi hướng dẫn đó có ý nghĩa gì?


TỰ NGHIÊN CỨU


Trong những gì bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Hãy ghi nhớ những gì bạn đã học trong bài học này. Hãy viết xuống những ý tưởng và sự mặc khải của bạn:

1. Đọc và nghiên cứu: Công-vụ đoạn 2.

2. Đọc và nghiên cứu: 1 Tê-sa-lô-ni-ca đoạn 4.

3. Đọc và nghiên cứu: 1 Cô-rinh-tô 15.





 




PHẦN 4: NHỮNG BÍ MẬT TIÊN TRI VỀ BẢY KỲ LỄ CỦA Y-SƠ-RA-ÊN



LỜI GIỚI THIỆU


Trong bài học này, Perry Stone sẽ tiếp tục trình bày những sự tương đồng giữa những kỳ lễ Mùa thu và những sự kiện thật sự đến. Những kỳ lễ Mùa thu tương ứng với thời kỳ đại nạn và thời kỳ phán xét. Khi có được sự hiểu biết nhiều hơn về những nghi lễ và truyền thống của những kỳ lễ này, các bạn sẽ có thể hiểu hơn về những ẩn ý tiên tri của chúng.


I. NGÀY LỄ CHUỘC TỘI (YOM KIPPUR)


A. Trước hết, thầy Tế lễ cả sẽ đi vào nơi Chí thánh và chuộc tội cho chính mình.

1. Sau đó, ông sẽ rải huyết lên bàn thờ và chuộc tội cho dòng Lê-vi

2. Sau đó nữa, ông sẽ chuộc tội cho dân Y-sơ-ra-ên.


B. Những truyền thống:

1. Dân sự phải kiêng ăn cả ngày hôm đó.

2. Dân sự cứ đứng trong suốt ngày lễ.


C. Có ba quyển sách trên thiên đàng (hay ba dạng người)

1. Hoàn toàn công bình

2. Hoàn toàn không công bình

3. Ở giữa (hâm hẩm)


D. Ngày lễ chuộc tội là thời điểm để có một quyết định về dạng người mà muốn trở thành.


II. SÁCH KHẢI-HUYỀN MÔ TẢ NHỮNG DẠNG NGƯỜI KHÁC NHAU:


A. Hoàn toàn công bình: Tên của những người hoàn toàn công bình được ghi trong Sách sự sống của Chiên con.

B. Người hoàn toàn không công bình: Họ không chịu ăn năn và chịu đóng dấu.

C. Người ở giữa Họ phải có một quyết định nhận cái dấu hay chết vì đạo. Khải-huyền 20:12


III. HỌ ĐÃ TIN RẰNG ROSH HASHANAH, CHÚA SẼ QUYẾT ĐỊNH AI SẼ SỐNG VÀ AI SẼ CHẾT


A. Đây là lý do tại sao Rosh Hashanah được gọi là Ngày Phán xét.

B. Sau Ngày Phán xét sẽ là “10 ngày kinh hãi.” 10 ngày này, Thiên đàng vẫn còn mở và người ta có thể vẫn còn có một quyết định ăn năn.

C. Khi Yom Kippur diễn ra, Chúa đóng ấn quyết định của bạn. Cửa thiên đàng đóng lại.


IV. MA-THI-Ơ 24:21-31


A. Cơn đại nạn.

B. Ma-thi-ơ 25:31-33 Chúa trở lại và phán xét các dân. Giô-ên 3:2

C. Chúa chia tách dân sự:

1. Chiên và dê.

a. Dê sẽ đi vào Hồ lửa.

b. Chiên sẽ đi vào Thiên đàng.

2. Đây là một hình ảnh của Yom Kippur:

a. Chúa đóng ấn những quyết định.

b. Sau đó, Chúa sẽ phán xét các dân.


V. LỄ NGŨ TUẦN:


Một số người tin rằng Rapture sẽ diễn ra quanh lễ Ngũ Tuần. 1. Sáng-thế ký 5:22 2. Ví dụ về Ru-tơ


VI. LỄ ĐỀN TẠM:


A. Diễn ra 5 ngày sau khi lễ Yom Kippur ngày 15 của tháng đó). 1. Tất cả những người nam Do-thái phải đi đến Giê-ru-sa-lem trong suốt 3 trong bảy kỳ lễ đó:

a. Lễ vượt qua Sự cứu rỗi

b. Lễ ngũ tuần Báp-tem Thánh Linh

c. Lễ đền tạm Sự sống lại từ cõi chết.

2. Ma-thi-ơ 17:1-5 Phi-e-rơ muốn dựng ba cái lều tạm. Phi-e-rơ nghĩ Sự phục sinh đang diễn ra.


B. Lễ đền tạm (lều) nhắc nhớ con cái Y-sơ-ra-ên đã đi lòng vòng trong đồng vắng 40 năm.

1. Trong suốt lễ này, người Do-thái thường dựng một cái lều ở bên ngoài nhà của họ. Họ sẽ sống bên ngoài, trong cái lều này trong bảy ngày.

2. Có nhiều bài hát và sự ca tụng trong suốt lễ Đền tạm.

3. Người Do-thái nói trước thời điểm khi họ sẽ được sống với Chúa. Lễ đền tạm là kỳ lễ của Vương quốc Chúa. Đó là kỳ lễ ám chỉ đến Vương quốc Chúa.

4. Kỳ lễ này ám chỉ đến khi Chúa Giê-xu trở lại và xây lại đền thờ.

a. Đa-ni-ên 12:1-2 Những người tử đạo trong thời kỳ đại nạn sẽ được sống lại.

b. Xa-cha-ri 14:4

c. Lễ đền tạm cũng được gọi là “Ngày Lớn của Đức Chúa Trời.”

i. Sô-phô-ni, II Peter 3:8

ii. Khải-huyền 20:6 Giăng nói sẽ có một ngàn năm cai trị.

5. Khi Sa-lô-môn cung hiến đền thờ, họ đã tổ chức lễ trong bảy ngày. Dân sự ở trong những cái lều.


VII. THỨ TỰ TIẾP NỐI:


A. Ngày nay trong các nhà hội, mỗi năm họ đọc hết Torah- Ngũ Kinh một lần. Cũng như vậy, họ đọc một nữa Torah Những sách của các tiên tri viết.


B. Trong giai đoạn thứ hai của đền thờ (thời Đấng Christ), đọc Torah dài hơn nhiều.

1. Đây là vì họ phải đọc nối tiếp với:

a. Mùa trăng non

b. Bảy kỳ lễ

c. Năm Sa-bát d. v.v.

2. Phải mất hết 3 năm rưỡi (42 tháng) để đọc hết Torah


C. Chúa Giê-xu đã thi hành chức vụ trong 42 tháng.


D. Họ tin rằng Chúa Giê-xu đã giáng sanh trong khoảng thời gian Lễ thổi kèn.

1. Khi Chúa Giê-xu được 30 tuổi, Ngài được Giăng Báp-tít làm báp-tem. Lu-ca 3:21-23 Giăng Báp-tít giới thiệu Chúa Giê-xu là: “Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Giăng 1:29 Chúa Giê-xu được giới thiệu là một “con chiên”.

* Con chiên là một biểu tượng của Ngày lễ chuộc tội.

2. Ma-thi-ơ 4:1

a. Chúa Giê-xu đã chịu cám dỗ trong đồng vắng 40 ngày. Đây là khoảng thời gian của Lễ đền tạm.

b. Lễ đền tạm nói về 40 năm dân Y-sơ-ra-ên đi trong đồng vắng.

c. Trong suốt Lễ đền tạm, họ đọc Kinh thánh từ sách Phúc-truyền.

i. Khi Chúa Giê-xu trích dẫn Kinh thánh cho Sa-tan, Ngài đã trích dẫn trong Phục truyền: Phục-truyền 8:3; Phục-truyền 6:13 Phục-truyền 4:12

ii. Chức vụ Chúa Giê-xu tương ứng với các kỳ lễ.

3. Những điểm tương đồng.

a. Dân Y-sơ-ra-ên

i. Được báp-têm dưới biển.

ii. Được dẫn dắt bởi trụ mây.

iii. Bị thử thách trong 40 năm.

iv. Muốn ăn bánh.

v. Thử thách sự bảo vệ của Chúa.

vi Dân Y-sơ-ra-ên đã khinh lờn Chúa.

vii. Đi lòng vòng trong đồng vắng.

b. Jesus: Chúa Giê-xu

i. Được báp-têm dưới sống Giô-đanh.

ii. Lead by the Holy Spirit. Được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh.

iii. Bị thử thách trong 40 ngày.

iv. Sa-tan đã cám dỗ Chúa Giê-xu bằng việc bảo Ngài hãy biến đá thành bánh.

v. Sa-tan đã cố làm cho Chúa Giê-xu thử thách sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.

vi. Sa-tan cố làm cho Chúa Giê-xu thử Đức Chúa Trời.

vii. Đã đi lòng vòng trong sa mạc.

4. Lu-ca 4:14

a. Tại sao Chúa Giê-xu trở về Na-xa-rét?

Tất cả gia đình đi về quê hương của họ để bắt đầu đọc Torah (Sáng-thế ký)

b. Ê-sai 61:1; Lu-ca 4:16-18 Chúa Giê-xu nói, “Thần của Chúa ngự trên Ta.”

c. Chúa Giê-xu đọc về Ê-li và Ê-li-sê.

5. Khi họ đọc về một phép lạ trong nhà hội, Chúa Giê-xu đã là một phép lạ dựa trên điều họ đọc:

a. Mười người phung:

i. Ma-thi-ơ 8:4; Lê-vi-ký13:9

ii. Đang đọc về một người phung.

b. Chúa Giê-xu nói về nước hằng sống.

i. Giăng 7:37-39

ii. Thầy tế lễ đổ nước trên bàn thờ.

iii. Ê-sai 12:3

c. Hanukkah (Lễ cung hiến):

i. Là một lễ hội của cây đèn siêu nhiên

ii. Chúa Giê-xu đi đến lễ hội đó là gặp một người mù.

iii.* Chúa Giê-xu nói với người mù, “Ta là sự sáng của thế gian.”

iv. Giăng 8:12; 9:5

v. Chúa Giê-xu đã chữa lành cho người mù.

vi. Chúa Giê-xu đang thi hành luật của các tiên tri.

vii. Ma-thi-ơ 5:18

d. Dân số 5:12-28

i. Đọc về luật của Người chồng ghen tuông.

ii. Giăng 8:3-4

iii.* Một người nữ bị bắt vì tội tà dâm và được đem đến trước Chúa Giê-xu.

iv. Chúa Giê-xu vẽ trên đất và những người tố cáo người nữ đó đã bỏ đi.

v. Đất đó giống với đất mà thầy tế lễ đã dùng để xác định xem người nữ đó có phạm tội tà dâm hay không.


E. Nhiều sự kiện về quan trọng về tương lai có thể rơi vào trong những kỳ lễ Mùa thu.

1. Ví dụ: Phải mất 3 năm rưỡi để xây dựng lại đền thờ. Phải được hoàn thành vào Lễ vượt qua. Lễ vượt qua là khi Đền thờ được cung hiến.

2. Những kỳ lễ này có những hướng dẫn rõ ràng.

a. Chúng ta học qua những từ ngữ và hình ảnh.

b. Chúa muốn chúng ta thấy những hình ảnh trong Kinh thánh. Chúa dạy chúng ta những khái niệm và những nguyên tắc qua những hình ảnh này.

3. Chúa đã dùng bảy kỳ lễ để vẽ lên những bức tranh cho chúng ta. Những kỳ lễ cho chúng ta thấy những điều to lớn sẽ đến.


KẾT LUẬN


Những kỳ lễ Mùa thu tương đồng với những sự kiện sẽ xảy ra trong một ngày nào đó trong thời kỳ cuối cùng. Mặc dầu, “không ai biết ngày và giờ” nào Chúa Giê-xu sẽ trở lại, những kỳ lễ này có thể cung cấp cho chúng ta những gợi ý về những dấu hiệu mà những người tin có thể nhìn vào. Nghiên cứu về những kỳ lễ này sẽ giúp bạn mở rộng sự hiểu biết và có sự soi sáng tiên tri.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Ba dạng người nào mà sách Khải-huyền mô tả?

2. Lễ đền tạm nhắc nhớ điều gì?

3. Tại sao Torah được đọc dài hơn trong Thời kỳ đền thờ thứ hai?


TỰ NGHIÊN CỨU


Trong những gì bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Hãy ghi nhớ những gì bạn đã học trong bài học này. Hãy viết xuống những ý tưởng và sự mặc khải của bạn

1. Đọc và nghiên cứu Ma-thi-ơ 24.

2. Đọc và nghiên cứu Ma-thi-ơ 25: 31-46.

3. Đọc và nghiên cứu Ma-thi-ơ 17.



bottom of page