top of page

ĐÓNG ĐINH VÀO THẬP TỰ GIÁ VỚI ĐẤNG CHRIST!

Hung Tran

Mar 11, 2024

Bạn phải cảm nhận được tội lỗi của mình, cảm nhận được lằn roi của luật pháp, cảm nhận sự chịu đóng đinh, chịu chết với Đấng Christ...



“Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20).



“Đóng...

...đinh vào thập tự giá với Đấng Christ” có nghĩa là gì? Tôi tin rằng nó có nghĩa là chúng ta phải trãi qua sự tăm tối của linh hồn. Bạn phải cảm nhận được tội lỗi của mình, cảm nhận được lằn roi của luật pháp, cảm nhận sự chịu đóng đinh, chịu chết với Đấng Christ – kết hiệp với Đấng Christ trong sự chết, cũng như trong sự sống lại của Ngài.

Mục sư Richard Wurmbrand đã kinh nghiệm được sự thương khó với Đấng Christ khi ông bị bắt ở tù, giam cầm trong sự cô độc một mình trong hai năm. Trong quyển sách, Trong Sự Kín Giấu của Đức Chúa Trời ‘In God’s Underground’, ông giải thích thế nào ông đã chịu đóng đinh với Đấng Christ. Wurmbrand nói,

“Tôi đã bị giam cầm một mình trong cô đơn trong tù hai năm. Tôi không có gì để đọc và cũng không có gì để viết; tôi chỉ có những sự suy nghĩ làm bạn với tôi, và tôi không phải là một người trù tính, nhưng là một linh hồn hiếm hiệm biết yên.     

Tôi có tin vào Đức Chúa Trời không? Bây giờ sự thử nghiệm đã đến. Tôi cô đơn. Không có lương bổng, không có những ý kiến quý giá để nhận xét. Đức Chúa Trời chỉ ban cho tôi sự khổ nạn – liệu tôi có còn tiếp tục để yêu Ngài nữa không?     

Lần lần tôi học được rằng trên cây yên lặng treo trái của sự bình an…Tôi tìm thấy rằng ngay tại đây [trong sự giam cầm cô đơn] những suy nghĩ cà cảm giác của tôi hướng về Chúa, và tôi có thể trãi qua đêm nầy đến đêm khác trong sự cầu nguyện, luyện tập tâm linh, và ca ngợi. Giờ tôi biết rằng tôi không phải diển kịch. Tôi đã TIN! (Trong Sự Kín Giấu của Đức Chúa Trời ‘In God’s Underground’, tr. 120).

“Đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ” có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là bạn phải trãi qua đêm tăm tối của linh hồn. Bạn phải cảm nhận được tội lỗi của mình, cảm nhận được lằn roi của luật pháp, cảm nhận sự chịu đóng đinh, chết với Đấng Christ – kết hiệp với Đấng Christ trong sự chết, cũng như trong sự sống lại của Ngài.

Thường người đàn ông như tôi phải trãi qua điều nầy vài lần mới đầu hàng và hoàn toàn chịu “đóng đinh với Đấng Christ.” Tôi đang trong quá trình học hỏi sự thật nầy, tuy tôi giờ là ở tuổi tám mươi của cuộc đời.

Tôi trước tiên bắt đầu để học biết sự thật nầy là ở trong một nhà thờ Người Hoa, nơi mà tôi là “người ngoài” hằng chục năm. Tôi muốn rời khỏi đó, nhưng Chúa không cho tôi đi. Trong Hê-bơ-rơ 10:25 và những chỗ khác trong Kinh Thánh Ngài rõ ràng không để tôi đi. Vì thế tôi bắt đầu chịu “đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ.”

Lần kế tiếp tôi được thử nghiệm là tại Chủng Viện Báp-tít Nam Phương (Southern Baptist seminary) ở Tỉnh Marin. Tôi rất ghét chỗ đó bởi vì gần hết tất cả giáo sư là những người tự do chưa được biến đổi, là những người xé Kinh Thánh thành từng mảnh hầu hết trong mỗi một lớp học. Tôi ghét mặt đó, nhưng lần nữa Chúa bảo tôi hãy ở lại, cho dù cảm giác của tôi ra sao. Sau giữa đêm, trong phòng của tôi tại chủng viện, Chúa kêu gọi tôi đi vào trong đêm. Trong, “yên lặng, tiếng nhỏ” Chúa phán với tôi, “Nhiều năm tới đây ngươi sẽ nghĩ về đêm nay và sẽ nhớ rằng Ta bảo con về công việc chính sẽ bắt đầu khi con lớn tuổi…Bây giờ con sẽ học để không sợ. Ta sẽ ở cùng với con…Nếu con không nói thì không có ai sẽ nói, và điều đó rất cần thiết phải nói ra – và những người khác sợ để nói điều đó, cho nên nếu con không nói thì sẽ không có ai, hoặc là họ nói không khá lắm.”

Rồi còn có giáo sư thuyết pháp của tôi là Tiến sĩ Gordon Green, nói với tôi, “Hymers, cậu là một người giảng đạo tốt, một trong những người giỏi nhất. Nhưng…cậu sẽ không được một hội thánh Báp-tít Nam Phương nào để quản nhiệm nếu như cậu không gây sự.” Tôi nhìn thẳng vào mắt của ông và nói, “Nếu như phải đánh đổi điều đó thì tôi không cần.” Giờ thì tôi không có cái gì để mất (Chống Lại Mọi Sợ Hải ‘Against All Fears’, tr. 86).

Sau đó tôi đến Los Angeles và thành lập hội thánh nầy. Sau đó thì Kreighton tách hội thánh nầy ra bởi vì ông ta “không đồng ý” với tôi. Ông ta không đồng ý điều gì? Ông ta không đồng ý với tôi vì những sự kiên quyết của tôi về một số vấn đề, đó là điều mà ông ta không đồng ý! Ông ta chỉ là người “rụt rè” nhỏ nhoi, sợ sệt để đứng cho Lẽ Thật của Đức Chúa Trời! Xin chào chuột con!

Bây giờ, ở tuổi 80, tôi nhận ra rằng Chúa đã chuẩn bị cho tôi từ đó tới giờ để làm tiếng nói trước cho Ngài đang khi thời kỳ bội đạo (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3).

Trong khi những người khác nói bạn sẽ được cất lên, tôi nói với bạn là bạn phải trãi qua đa số Đại Nạn, như Marvin J. Rosenthal nói trong Sự Cất Lên của Hội Thánh Trước Thạnh Nộ ‘The Pre-Wrath Rapture of the Church’. Đang khi những người khác, như Kreighton, muốn lôi kéo bạn vào Chủ Nghĩa Rao Giảng Phúc-Âm, tôi nói, “Hãy đứng vững cho Đấng Christ – cho dù có việc gì xy ra đi nữa.”

Tôi không có ghét John Samuel. Tôi chỉ nhận ra rằng ông ta không đủ mạnh để làm tiếng nói tiên tri trong những ngày sau cùng nầy. Ông ta sợ là ông sẽ bị “vỡ nát và bỏng” nếu như ông ta ở lại với tôi. Đó là bởi vì John Samuel chưa từng “chịu đóng đinh với Đấng Christ.” Tôi đã từng “bị vỡ nát và bị bỏng” rất nhiều lần nên nó không còn làm tôi sợ nữa!

Tiến sĩ Cagan cứ nói với tôi rằng ông ta thích những gì tôi giảng về hãy mạnh mẽ trong những ngày sau rốt. Điều đó đủ khích lệ cho tôi rồi! Nếu bạn đã “bị đóng đinh với Đấng Christ” bạn sẽ có thể gắn bó cùng tôi và Tiến sĩ Cagan qua những ngày của sự bội đạo (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3), và bạn sẽ trở thành người tử đạo vinh quang – hoặc ít nhất là người tuyên xưng vẻ vang, như Mục sư Wurmbrand!

“Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20).

Tiến sĩ Timothy Lin, trong quyển sách Vương Quốc của Đức Chúa Trời ‘The Kingdom of God’, nói, “Ngày hôm nay nhiều thành viên hội thánh không nghe tiếng của Chúa bởi vì họ yêu chính bản thân trên hết tất cả…Họ trở nên cứng lòng, và vì vậy họ học càng nhiều thì nghe càng ít. Nhiều người cho rằng họ hiểu biết mọi việc, trên thật tế thì họ dốt nát về nhiều sự thật cơ bản. Nhiều người họ không thể cho bạn biết mục đích trong đời sống là gì nữa!” Tiến sĩ A. W. Tozer đưa ra ví dụ nầy.

Hỏi sinh viên trẻ trường đại học,

“Bob, tại sao bạn ở đây?”     

“Tôi muốn kết hôn; tôi muốn kiếm tiền; và tôi thích đi du lịch đây đó.” 

“Nhưng Bob, những điều nầy là thiển cận. Bạn sẽ làm những điều nầy và trở nên già và chết đi. Mục đích lớn trong đời bạn là gì?” 

Rồi Bob có thể nói, “Tôi không biết mình có mục đích trong đời hay không nữa.” Có rất nhiều người không biết mục đích trong cuộc đời của họ là gì (“Mục Đích của Loài Người ‘The Purpose of Man,’ tr. 27).

Một Cơ-đốc nhân có thể nói rằng mục đích trong đời sống họ là được vào Thiên Đàng. Nhưng Tiến sĩ Lin nói đi nói lại rằng không có câu Kinh Thánh nào nói rằng vào Thiên Đàng là mục đích trong đời sống của bạn cả!

Để chỉ cho bạn mục đích trong đời sống của bạn phải như thế nào, hãy xem trong 2 Ti-mô-thê 2:12. Đọc nữa phần đầu của câu 12, “lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị”

Đau khổ” có nghĩa là “chịu đựng.” Khải-huyền 20:6 chép, “song những người ấy sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, cũng sẽ trị vì với Ngài trong một ngàn năm.” Chữ “đau khổ” nghĩa là “chịu đựng.” Mạch văn của 2 Ti-mô-thê 2:12 được đưa ra trong 2 Ti-mô-thê 2:1-11.

Bản Scotfield ghi chú ở trên câu 1 nói chính xác, “Con đường của người lính giỏi” trong thời kỳ bội đạo.” Sự đồng trị với Đấng Christ được cho thấy rõ ràng trong ẩn dụ về mười nén bạc, trong Lu-ca 19:11-27. Những ai mà chuẩn bị để đồng trị cùng Đấng Christ sẽ được ban cho quyền “cai trị mười thành” (c. 17) hoặc “cai trị năm thành” (c. 19).

Tiến sĩ Lin nói điều nầy thật ra là khá thật. Những ai chịu đựng trong đời nầy sẽ đồng cai trị với Đấng Christ trong Vương Quốc hầu đến của Ngài! Chữ “đau khổ” có nghĩa là “chịu đựng.”


* Cho nên chúng ta phải chịu đựng điều gì?

1. Chúng ta chịu đừng bằng cách không yêu thế gian,

“Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1 Giăng 2:15-17).

2. Chúng ta chiu đựng bằng cách không bỏ đi khi hội thánh bị chia,

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19).

3. Chúng ta chịu đựng bằng cách cự tuyệt để theo những giáo sư giả,

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ” (1 Giăng 4:1).

4. Chúng ta chịu đựng bằng cách làm những việc đẹp lòng Đức Chúa Trời,

“và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài” (1 Giăng 3:22).

5. Chúng ta chịu đựng bằng cách vâng giữ điều răn của Chúa,

“và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài. 23 Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta” (1 Giăng 3:22, 23).

6. Chúng ta chịu đựng bằng cách quy phục giáo sư của chúng ta,

“Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ…..Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em” (Hê-bơ-rơ 13:7, 17).

7. Chúng ta chịu đựng bằng cách “làm công việc Chúa cách dư dật luôn” – vững vàng!

“Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (1 Cô-rinh-tô 15:58).

Bởi sự chịu đựng những việc nầy, Chúa huấn luyện chúng ta trở nên môn đồ, là những người sẽ đồng trị với Đấng Christ trong Vương Quốc hầu đến của Ngài.

“Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, … Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!” (Khải-huyền 3:21, 22).

Mục sư Wang Ming Dao (1900-1991) tốn 22 năm trong tù ở Cộng Sản Trung Hoa vì đức tin của ông. Ông nói,

“Một số hỏi tôi ngày nay con đường hội thánh phải đi như thế nào. Tôi trả lời một cách không bị chất vấn, con đường của Sứ-đồ…là trung tín cho đến chết.”

Ông giảng trong lễ tang cho Tiến sĩ John Sung (Tống Thượng Tiết). Khi trong tù, ông không còn răng, bị lãng tai và mắt không còn thấy rõ. Sau khi ông được thả ra, ông cùng vợ dạy một nhóm Cơ-đốc nhân tại chung cư của họ cho đến khi ông qua đời năm 1991.


Vui lòng đứng lên và hát thánh ca,

“Ta phải là tinh binh của thập tự, người bước chân theo của Chiên Con;

Ta nên sợ vì công việc của Ngài, hay thẹn khi kêu danh Ngài chăng?

Ta đáng được bồng ẵm lên trời,

Trên giường hoa êm ả,

Khi người khác đánh trận để dành phần thưởng,

Và vượt qua biển máu?

Thật không có kẻ thù cho ta đối đầu?

Chẳng phải ta không chặn lũ lụt?

Thế gian xấu nầy là đưa bạn đến ân huệ,

Giúp tôi đến cùng Chúa sao?

Đúng ta phải đánh, nếu ta cai trị;

Tăng cường can đảm, Chúa ôi!

Ta mang khó nhọc, chịu đựng nổi đau,

Nâng đỡ bởi Lời Ngài.”   

(“Phải Chăng Ta Là Chiến Binh Thập Tự ‘Am I a Soldier of the Cross?’ bởi Tiến sĩ Isaac Watts, 1674-1748).



bottom of page