top of page
Hung Tran
Jun 25, 2023
Đến thế kỷ thứ sáu, thế giới cổ xưa đã đạt một cao độ trật tự và nếp sống văn minh, nhưng sau đó thì mất năng lực sáng tạo và bắt đầu tan rã...
IV. THỜI TRUNG CỔ (Năm 500 Đến 1500)
16. TÌNH HÌNH HỘI THÁNH SAU KHI ĐẾ QUỐC LA-MÃ SUY SỤP
Đến thế kỷ thứ sáu, thế giới cổ xưa đã đạt một cao độ trật tự và nếp sống văn minh, nhưng sau đó thì mất năng lực sáng tạo và bắt đầu tan rã. Những dân tộc man rợ xung quanh liên tiếp tấn công bờ cõi đế quốc, La-mã tuy có quân đội đồn trú cẩn mật nhưng cũng không chống lại được từng đợt xâm lăng tiến xuống Tây và Nam vượt qua sông Danube, sông Rhine, và Bắc Hải, rồi chèo thuyền theo giòng sông vào tận miền quê không phòng thủ.
Những trận xâm lăng lớn bắt đầu vào thế kỷ thứ năm. Khoảng giữa các năm 410 - 442, sau khi đã chiếm đóng hơn 300 năm, những đoàn quân La-mã rút khỏi Anh Quốc, để lại số dân chúng đã chịu ảnh hưởng La-mã làm cớ cho những tranh chấp nội bộ và những toán cướp từ mọi phía kéo vào: từ phía Tây có bọn cướp Ái nhĩ lan, từ phía Bắc có bọn Pick, từ phía Đông có bọn Jut, Angle và Saxon. Ở nưóc Ý sau khi vua Alaric và quân Visigoth cướp phá thành La-mã vào năm 410, một đạo quân xâm lăng mới lại đến thành vào năm 452, đó là đạo quân Hung-nô của Attila. Đoàn quân thiện chiến này từ Trung Á kéo đến, lẽ ra đã chiếm được thành La-mã nếu Giáo Hoàng Leo I, một nhà lãnh đạo vĩ đại thời đó, không đích thân ra gặp Attila, không b iết ông đã thuyết phục Attila cách nào mà Attila rút lui. Hành vi can đảm này nâng uy tín chức vụ của ông, vì nó chứng tỏ khi các quan cai trị và các tướng tá bỏ trách nhiệm thì Hội thánh sẵn sàng bước ra lấp chỗ trống do chính quyền để lại.
Vào năm 476 là năm Đế quốc La-mã kể như 'sụp đổ', quân Ostrogoth hạ bệ vị Hoàng Đế La-mã cuối của phương Tây, còn ở phương Đông, dù quân Ba-tư có tiến hành đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ sáu, quân Hồi giáo tấn công vào thế kỷ thứ 7, đế quốc còn tồn tại được một nghìn năm, mãi đến ngày quân Thổ tràn chiếm vào năm 1453. Những đoàn quân của các bộ lạc xâm lăng tiến đánh Tây Phương đã gây ra nhiều cuộc chém giết, loạn ly ghê gớm đến nổi nay nhắc đến mấy thế kỷ đầu thời Trung cổ người ta còn gọi thời đó là 'thời tăm tối'. Một số dân man rợ, khi chiếm được đất mới họ ao ước, liền gấp rút học theo lề lối sống địa phương. Nhưng phần lớn vì muốn đoạt ngay kết quả một nền văn hóa cao, đã mạnh tay cướp lấy bất cứ những gì chúng ước muốn, nên vô tình đã hủy phá tan tành một hệ thống văn minh chúng tưởng là dễ chiếm lấy, những thật ra chúng không hiểu và không bảo tồn được. Đường sá, hải cảng không được chăm sóc nữa trở thành hư hỏng, làm trở ngại giao thông và thương mãi. Dân chúng sợ sệt cho hiện tại, kinh hãi tương lai, không dám có kế hoạch dài hạn. Những thợ xây và các thợ khéo trong các nghề khác chẳng có công việc để sử dụng những kiến thức tài năng chạm trổ trên đá đã làm nổi danh dân La-mã. Cả đến việc xây gạch cũng không còn vì người ta chỉ cần những chỗ t rú tạm bợ mộc mạc, những ống máng dẫn nước khi đã hư hỏng thì cứ để hư luôn. Một thành phố như thành La-mã, đã có cả triệu dân nay chỉ còn khoảng 50.000, vì thiếu nước uống. Tai hại hơn cả, những trung tâm học thuật ở La-mã, Alexandria, Carthage, Milan bị hủy hoại và các thư viện bị đốt. Trong những điều kiện như thế thì kiến thức cũng như tư tưởng sáng tạo phải ngưng lại. Nền giáo dục tiêu biến, ngoại trừ trong các tu viện còn sót lại ít người biết đọc hay biết viết, kể cả nhóm thầy tu.
Vào thế kỷ thứ 6 ông Gregory, Giám mục tại Tours, đã nói: 'nghiên cứu sách vở đã chết hẳn giữa chúng tôi rồi.'
Trong thời rối loạn này, khi các quân man rợ và sự ngu dốt đã tiêu diệt hết những thành quả của thời kỳ Hy-lạp _ La-mã, chính Cơ-đốc giáo đã cứu vãn được những gì còn vớt vát được của nền văn minh hấp hối. Hội thánh nhờ có niềm tin chung, và uy quyền tập trung nơi Giám mục La-mã, nên đã duy trì được nhiều ý niệm La-mã về vấn đề trật tự và bảo vệ được phần nào hệ thống trong Đế quốc. Nhờ Kinh Thánh và nghi lễ, Hội thánh còn giữ gìn đưọc ngôn ngữ La-tinh và công trình nghiên cứu học hỏi của người đi trước. Trong thời loạn lạc tuyệt vọng, Hội thánh vẫn giảng cho dân chúng sự bình an đời đời, niềm phước hạnh mà dù cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội có vô luật pháp đến đâu cũng không xâm phạm được.
Cuối cùng, Hội thánh là nguồn năng lực thiêng liêng đem về sự hiêp một và sức mạnh cho nền văn minh mới. Thời kỳ lộn xộn dù lâu dài cũng chấm dứt và một nền an sinh tương đối vững hơn xuất hiện. Cơ-đốc giáo dấy lên như kẻ tranh đấu cho văn minh Tây Phương. Thời đại những sự kiện này xảy ra có thể gọi là thời đại của niềm tin. Thành phố nào cũng có nhà thờ, các tu viện mọc lên như nấm. Học vấn lại phục hồi, và những nhà thờ là những công trình tiêu biểu nhất thời trung cổ để lại, chúng nó vẫn còn đứng sừng sững như là những biểu hiện niềm tin của các vua, các Giám Mục, và dân chúng, nhắc cho mọi người rằng nước Đức Chúa Trời là một thực tại.
17. CHẾ ĐỘ TU VIỆN
Sau khi đế quốc La-mã sụp đổ thì lối sống tu viện xuất hiện từ thế kỷ thứ ba và thứ tư đã ăn sâu vào đức tin cá nhân và sự hết lòng hết ý hầu việc Chúa Christ này trở thành sức mạnh của Hội thánh. Thoạt đầu, nếp sống lý tưởng trong tu viện cốt dành cho những người đơn độc, nhưng về sau nó cũng ảnh hưởng đến lối sống của các người ngoại. Tu viện có thể là nơi ẩn náu cho những ai muốn lánh khỏi những cơn rối loạn chính trị và xã hôi thời trung cổ. Không những thế, tu viện còn là nơi học hỏi, huấn luyện những thầy tu đi rao truyền Phúc-âm cho các dân man rợ. Có nhiều dòng tu cổ võ việc lao động tay chân, vả lại phần lớn các dòng tu phải tự túc nên họ huấn luyện cả nghề trồng trọt cày cấy để sinh hoa lợi mà sống. Các thầy tu dọn cỏ, dẫn nước vào những mảnh đất của họ, trồng hoa màu, chia khu trồng cây ăn trái vườn nho, nuôi bò, cừu, gà và lập những trang tại kiểu mẫu, và do đó lao động được đề cao. Họ cũng tiếp tục làm tròn trách nhiệm quản trị thiên nhiên theo lối dạy trong đoạn một sách Sáng-thế ký.
Chính các tu viện đã có công lớn bảo vệ được kho tàng kiến thức thời xưa. Cassiodorus (480 - 575) là một nhà văn, một thầy tu và một nhà chính trị giỏi, đã lập 2 tu viện tại đất của nhà ở miền Nam nưóc Ý. Khi xong nghiệp chính trị, làm thư ký cho đại đế Theodoric, ông rút về tu viện ở Vivarjim, tại đây ông thu góp sách, lập nên một thư viện dạy các tu sĩ học và chép lại kinh điển xưa, dịch sách Hy-lạp ra tiếng La-tinh. Ông cũng nhuận chánh bản Vulgate La-tinh của Jerome căn cứ vào những bản văn chép tay khả tin nhất, là vì trong khoảng 150 năm sau khi sách này được dịch ra những người chép lại đã chép sai nhiều chỗ. Như vậy khắp nơi các tu viện vẫn làm các công việc hàn gắn xây dựng nói trên ngay đang thời các thế kỷ tối tăm hắc ám bao trùm cả Tây Âu.
- Ông Benedict ở Nursia (480 - 547) là nhà cải cách nổi danh, tác giả quyển luật dòng Benedictine đã ngăn ngừa phong trào tu viện Tây Âu khỏi sự khổ hạnh quá độ cũng như những điều kiện thiếu sáng suốt khác. Năm 529 ông thành lập tu viện mẫu, dòng Benedictine trên đồi Monte Cassino, khoảng giữa La-mã và Naples. Ở đây, các học viên được thử sống một năm đời sống tu viện, sau đó mới tuyên thệ sống thanh bần chịu vâng phục và tiếp tục ở lại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của một viện trưởng được bầu lên. Tuy ông Benedict tin rằng thờ phượng là nhiệm vụ đầu tiên của tu sĩ, ông cũng buộc học viên phải học và làm việc đồng áng cũng như tiểu công nghệ vì ông nói: 'Nhàn hạ là kẻ thù của linh hồn.' Suốt dòng lịch sử, phái Benedictine đã cung cấp 24 giáo hoàng, 200 tổng giám mục và khoảng 15.000 văn sĩ và học giả cho Hội thánh.
Chế độ tu viện Celtic (vùng Bắc Pháp) khác với chế độ Benedictine vì có tính cách huyền nhiệm hơn và cũng khắc khổ hơn. Tại những tu viện do Patrick sáng lập sau 432, những con trai và con gái các gia đình lớn ở Ái-nhĩ lan thường ở trong những căn lều, vách làm bằng cành cây đan, xung quanh có tường đất. Ở đó họ được yên ổn phần nào vì khắp nơi các bộ lạc nổi lên tranh hùng tranh bá.
Công việc truyền giáo cũng như lòng ham học là những đặc điểm của chế độ tu viện Ái-nhĩ lan khởi đầu từ ông Finnian khi ông sáng lập một tu viện và trường học tại Clunard vào năm 520. Tu viện này trở thành mẫu mực cho các tu viện Clomacnois, Bangor, Derry, Durrow và Kells. Thế kỷ thứ 6 và thứ 7 là thời vàng son của nền học vấn tu viện Ái-nhĩ lan, các trường học tại tu viện dạy đủ môn: La-tinh, Hy-lạp, toán số, hình học, thiên văn học, địa dư, âm nhạc, thu hút nhiều học giả các nơi từ Âu Châu đến và ảnh hưởng vào sự phục hưng nền học vấn thời các vua Carolingian tại Pháp (từ 751 trở đi)
- Năm 563, Columba là học trò của Finnian, cùng 12 đồng bạn dùng những thuyền nhỏ bọc da thú khởi hành từ Scotland đi truyền giáo hải ngoại. Họ cập bến bờ biển phía Tây Tô-cách lan (đảo Iona, thuộc quần đảo Inner Hebrides). Tại đây họ thành lập một tu viện, sau này trở thành trung tâm Cơ-đốc giáo Celtic. Từ đó họ rao truyền danh Chúa khắp Tô-cách lan đến tận vùng đông Bắc là Northumbria. Ông Adamnan sau này làm viện trưởng tu viện Iona có viết tiểu sử Columba, và trong tập này lần đầu tiên có nói đến con quái vật hồ Loch Ness. Sách chép rằng quái vật đã đe dọa một người bơi và nó lui đi khi ông Columba làm dấu thập tự.
- Năm 634, Aidan, một thầy tu ở Iona lập một tu viện t rên đảo Lindisfarne ngoài bờ biển Đông Bắc nước Anh. Từ trung tâm này, Cơ-đốc giáo lan truyền khắp Northumbria, ở đây bao nhiêu dấu tích của Cơ-đốc giáo La-mã trước kia đều bị những người Anglo Saxon xâm lăng mới đến bôi xóa hết. Những thầy tu Ái-nhĩ lan cũng sang Châu Âu lập tu viện St. Gall ở Thụy Sĩ, tu viện Bobbio ở Bắc Ý. Thời Trung Cổ những nơi này nổi tiếng vì các thư viện và đời sống văn hóa tại đó.
Trong các tu viện Ái-nhĩ lan, người ta luôn luôn chép lại các bản văn xưa và cách trang trí sách về chữ đầu trang trở nên một nghệ thuật có giá trị. Một trong những ví dụ đặc sắc của nghệ thuật Celtic (Tây Bắc Âu) là quyển sách Tin Lành tiếng La-tinh chép tay, trang trí bằng những nét quăn cuốn với nhau và những hình người, hình thú rất đẹp, goi là sách của tu viện Kells. Sách có lẽ làm xong hồi thế kỷ thứ 8, thứ 9, nhưng được đem về Kells ở Ái-nhĩ lan trong thời gian quân Bắc Âu cướp phá. Bây giờ sách nói trên được lưu giữ tại thư viện Đại Học Ba Ngôi (Trinity) tại Dublin. Những sách khác có dấu tích nghệ thuật Celtic là quyển sách của tu viện Dorron (thế kỷ thứ 7) cũng được lưu giữ ở thư viện nói trên; và quyển Tin Lành Lindisfarne, sách này được để tại thư viện Anh ở London. Những trang trí trong quyển này đẹp và hoa mỹ đến độ người xem có thể ngờ là thiên sứ họa chứ không phải tay người họa được.
Trong những người Anh Quốc được huấn luyện tại tu viện rồi sang truyền giáo tại lục địa nổi tiếng có ông Infrid (Winfrith) là người gốc Anglo Saxon ở Devonshire, xuất thân từ tu viện Benedictine gần Winchester. Giáo hoàng Gregory III đặt tên ông là Boniface (680 - 754). Vị 'Sứ Đồ Đức Quốc' này (người đồng thời gọi ông như vậy) làm việc cho Charles Martel (ông của Charlemagne). Nhiều người tin Chúa tại các vùng Thuringia, Hesse, Franconia và Bavaria qua công cuộc truyền giáo của ông. Trong các tu viện ông lập nên để ủng hộ niềm tin mới, có trung tâm Benedictine lớn, dạy học và huấn luyện truyền giáo tại Mainz vào năm 746, ông Boniface, với tư cách là người có chức vụ hơn cả, tổ chức lại Hội thánh và duy trì kỷ luật giữa một thời kỳ rối loạn. Lúc về già ông trở lại Friesland (Hòa Lan) nơi ông khởi đầu sứ mạng. Tại đây sau này ông bị tử đạo dưới tay bọn ngoại đạo thờ thần Notan.
Một số người nam và nữ có trình độ khá nhất đã gia nhập các tu viện. Họ cầu nguyện, thờ phượng và giữ niềm tin sống động. Họ giúp đỡ người nghèo, người bệnh và người đói. Vì họ có tài nghiên cứu nên lo việc dạy học và giáo dục, và vì họ tin vào một thế giới trật tự do Đức Chúa Trời cai trị, Ngài là Đấng đáng tin cậy và không lầm lẫn nên họ đặt được nền móng cho khoa học hữu lý phát triển. Thế giới bấy giờ, chính trị rối ren 'như tơ vò', loạn lạc không ngừng gây nhiều khốn khó, những học giả chỉ có cách ẩn vào tu viện mới được yên ổn và có thì giờ nghiên cứu viết lách. Ở trong đó ít nhiều không bị xâm phạm quấy rối, người ta chép kinh điển và những sách t hánh khác, các nghệ sĩ sáng tạo những trang trí chữ, họa phẩm kiến trúc, điêu khắc phẩm, âm nhạc, thêu, làm đồ kim khí, thủy tinh, thảy đều phục vụ cho Cơ-đốc giáo và vinh quang Đức Chúa Trời.
Các tu viện càng ngày càng được ưu chuộng vì có hiệu quả tốt, nên càng trở nên giàu có và có uy quyền. Nay lại lôi cuốn những kẻ lười biếng là những ai chỉ muốn tránh những gian nan và lo lắng của đời sống. Và khi kỷ luật trong tu viện lỏng lẻo, lòng sốt sắng giảm sút, tất nhiên phải có những phong trào cải cách.
- Năm 910, công tước xứ Aquitaine là William the Pious lập một tu viện tại Cluny, nơi này sau trở thành trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng nhất ở Âu Châu hồi thế kỷ 10 và 11. Hai ông viên trưởng đầu tiên là Berno và Odo đã thiết lập những cải cách mà cả ngàn nhóm cộng đồng dưới quyền họ quản trị đều bắt chước rầm rập. Kết quả phong trào Cluny là có nhiều nhà thờ được xây cất, nghi lễ được tô bồi, nhiều trường được thành lập và các phòng học, phòng chép sách được mở rộng.
Dòng Cluny cũng hơi đi quá trớn trên phương tiện xa xỉ và kiến trúc quá cầu kỳ, nên lại có dòng Cistercian được thành lập năm 1098 trong rừng Citeaux gần Dijon. Đây là một dòng khác đã có nhiều ảnh hưởng trong thế kỷ 12. Vị viện trưởng thứ 3 gốc Anh Quốc, tên là Stephen Harding (1134), tổ chức nếp sống khổ hạnh trong cộng đồng. Những tu sĩ để ít thì giờ thờ phượng nhưng ra công phát cỏ, nhặt đá tháo nước vùng lầy mở mang được nhiều đất trồng trọt tốt. Chính là các tu sĩ dòng này đã nhập cảng nghề len vào Anh quốc và nhiều kỹ thuật nông trại vào Âu Châu, cả hai điều này đã mang lại lợi lớn về kinh tế. Trong vòng 150 năm, có hơn 600 tu viện xin gia nhập vào hệ thống tu viện Citeaux, nhận sự lãnh đạo của viện trưởng. Một trong những tu viện trưởng là St. Bernard (1090 - 1153) nổi tiếng thời Trung cổ, sáng lập tu viện Clairvaux và làm viện trưởng nhiều năm.
St. Bernard thích âm nhạc và trong một thư ông viết ông có nói: âm nhạc phải 'chiếu ra' chân lý Cơ-đốc, và làm vui tai để cảm động lòng người. Âm nhạc nếu giữ được thế quân bình giữa sự bừa bãi và sự khắc khổ, tất nhiên sẽ ảnh hưởng vào bản chất con người. Những bản văn và những bài giảng ông viết ra, luôn luôn phản ảnh lời cũng như lối viết ra tư tưởng kinh điển nên ta thấy rõ ông rất tinh thông sách Thánh. Ông khuyên mọi người nên quay về nghiên cứu Kinh Thánh nhưng nói rằng đổi được lòng người quan trọng hơn là giảng Kinh Thánh. Nhiều người biết danh ông, như một giảng sư bậc nhất thời đó lại là người lãnh đạo tôn giáo có thế lực nhất ở Tây Âu, ông kêu gọi cuộc Thánh chiến thứ hai, chẳng may thất bại.
Sự sinh hoạt thành thị đến thế kỷ thứ 13 đưọc hồi phục lại, nay cần một lối sinh hoạt mới. Cho đến bây giờ Hội thánh chỉ chăm sóc cho dân chúng các làng mạc thôn quê, nay xuất hiện những dòng khất sĩ, mục đích của họ là đáp ứng nhu cầu cho dân chúng thành thị. Tu sĩ (Tiếng Hy-lạp là Monachs đơn độc) là người ở riêng biệt, những khất sĩ (tiếng La-tinh Franter, tiếng Anh xưa: Frere: anh em) không ở trong tu viện kín mà đi ra giảng dạy nơi nào có dân ở.
- Dòng black Friar cũng gọi là Dominican là do ông Dominic gốc (1170 - 1221) ở nhà thờ Castile (Tây ban nha) sáng lập. Ông cùng đồng bạn, đều sống thanh bần truyền giáo tại vùng Languedoc (Pháp) vừa giảng vừa học, những tu sĩ Dominican đến dạy học tại những trường đại học mới mở. Những ngày đi hành khất họ mang theo một cái túi, nay đã đổi thành 'giải áo' của những người tốt nghiệp đại học.
- Một người khác, sáng lập dòng Grey Friar thường gọi là dòng Franciscan, ai cũng yêu mến và biết đến, đó là Francis of Assisi (1182 - 1126) ông vui tính, giản dị, chỉ biết hầu việc Chúa, tôn trọng mọi vật sống như anh chị em, ông biểu hiện cho những lý tưởng thuộc linh cao nhất thời trung cổ. Ông được cảm hứng sáng lập dòng Friars đi chân không, khi một sáng kia vào giờ lễ, một Linh mục đọc đoạn Kinh Thánh Mat Mt 10:5-14 Chúa sai 12 môn đồ đi rao giảng Tin Lành. Dòng Franciscan thu hút đưọc những bộ óc thông minh và tâm thần cao quý nhất thời đó và đóng góp được 4 giáo hoàng và nhiều học giả.
Sau đây chúng ta sẽ thấy phần lớn hai dòng khất sĩ Dominican và Franciscan, nhờ có nhiều học giả thông thái, đã đóng góp nhiều hệ thống luân lý học, triết học và thần học thời Trung cổ và nhờ đó các trường đại học được mở mang.
18. HỌC THUẬT VÀ TRIẾT LÝ CƠ-ĐỐC THỜI TRUNG CỔ
Hệ thống tư tưởng phát sinh từ các trường học đầu tiên tổ chức trong các tu viện và nhà thờ, hoạt động trí thức đưọc thức tỉnh sau nhiều thế kỷ mê man, thụ động. Đó là hệ thống tư tưởng Cơ-đốc trong thời Trung cổ. Hệ thống này căn cứ trên uy quyền Kinh Thánh, các Giáo phụ và cả Aristotle nữa. Hệ thống này khởi thủy từ Anselm, Viện trưởng tu viện ở Bec, sau làm Tổng Giám mục tại Canterbury vào năm 1093. Ông đưa ra ý kiến nói rằng vì trí óc con người có thể quan niệm về một Thượng Đế hoàn hảo, chẳng có ai hơn, vậy thì chính đó là bằng chứng thật có một Đức Chúa Trời. Khẩu hiệu của Anselm là Fides Quaerens Intelligentiam' nghĩa là 'Niềm tin tìm thông hiểu' nói lên điều mà các học giả tin quyết, ấy là lẽ phải và luân lý có thể giúp hiểu sâu hơn và làm sáng tỏ niềm tin và các giáo thuyết của Hội thánh.
Nhiều triết gia thời Trung cổ cho rằng đức tin và lý trí là hai phần của một toàn bộ, và họ tin rằng trí óc con người có thể dung hòa hai phần ấy. Trong thời con người còn mê tín dị đoan và sự tin kính thường khi vô lý, những người theo hệ thống tư tưởng mới tìm cách đạt một nền móng hợp lý cho Cơ-đốc giáo. Những cuộc tranh luận của họ có khi đi vào chi tiết đến độ như 'chẻ sợi tóc làm đôi'. Họ đặt những câu hỏi như là: Có bao nhiêu thiên sứ có thể đứng trên đầu một mũi kim? Tuy nhiên vì họ muốn tìm ra một niềm tin hợp lý nên lòng ham học càng trở nên sốt sắng, lời nói cần được minh bạch hơn và tư tưởng cần chính xác hơn. Kết quả là vô số sinh viên kéo nhau đến các đại học mới, đặc biệt là tại Paris và Oxford, cả hai buổi đầu đều nổi danh vì có nhiều thầy giỏi về triết học và thần học. Thời đó, Kinh Thánh là một trong những đề tài chính trong chương trình học. Trường Đại học Paris, thành lập thế kỷ thứ 12, là một trung tâm dẫn đầu việc nghiên cứu tư tưởng Aristotle, triết lý của ông đã gia nhập Tây Phương giữa các năm 1120 - 1220 nhờ sách của 2 tác giả: Triết gia Avarres gốc Tây ban nha Ả-Rập,và học giả Maimonides gốc Do-thái. Các giáo sư đã thu hút nhiều sinh viên từ khắp Âu Châu đến các trung tâm học vấn lớn nhất trên, trong thế kỷ 12 là các ông Peter Abelard, William of Champeaux, Hugh of St. Victor, và Peter Lombard.
Đến thế kỷ 13, hệ thống tư tưởng này đạt đến độ phát triển cao nhất nhờ học giả Dominican và Franciscan dạy ở Paris và Oxford. Hai vị thầy Dominican xuất sắc là Albertus Magnus (c. 1280) một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu tư tưởng Aristotle và học trò của ông là Thomas Aquinas (1274). Người ta nói ông này đã 'Cơ-đốc hóa Aristotle'. Ông ta là một bậc trí thức lớn rất lỗi lạc thời đó. Ông viết bộ Summa Theologiae vào năm 1265 để dung hòa lý trí với tôn giáo. Thi sĩ Dante xúc động sâu sắc vì quyển sách nổi tiếng trên nên viết vở kịch Divine Comedy, ông sáng tác ra một lối trình bày độc đáo về ý niệm triết học và thần học của Aquinas.
Ngày nay, quyển Summa của Thomas Aquinas là căn bản thần học của Giáo hội Công giáo La-mã. Người ta gọi hệ thống thần học của ông là Thomism.
Dòng Franciscan có khuynh hướng chống đối thuyết Thomism. Ông Bonaventura (1274) người viết tiểu sử St. Francis và quản lý dòng Franciscan, không đồng ý với Thomas Aquinas, người bạn và đồng sự của mình tại đại học Paris. Ông tranh cãi là vì ông sợ rằng lý luận nhiều quá sẽ làm mất niềm tin. Ông chỉ chấp nhận sự dạy dỗ của Aristotle đến độ những lời dạy dỗ này phù hợp với sự khải thị và truyền thống Cơ-đốc mà thôi.
Nhưng người Franciscan ở Oxford lại chống ông Aquinas xa hơn nữa. Một trong những người này, Roger Bacon (1294) một học giả rất giỏi, đi trước thời đại của mình về khoa học thiên nhiên, chỉ trích những học giả chỉ tin tưởng vào Aristotle để mở rộng kiến thức. Ông không muốn đọc những bản dịch La Tinh vụng về nói về Aristotle, (Chính ông biết tiếng Do-thái và Hy-lạp), ông khuyên các học giả nên thí nghiệm với những vật có thật vì ông tin rằng, nếu nghiên cứu ra những nguyên tắc chỉ huy những vật đó, thì sẽ có ngày con người bay được, đi xe không cần ngựa kéo, đi tàu biển không cần buồm hay chèo!
- Duns Scotus (1308) thuộc về nhóm Franciscan ở Oxford là một nhà tư tưởng, luân lý xuất sắc, ông đề ra một hệ thống tư tưởng thần học mới cho rằng mặc dầu thần học dành nhiều chỗ cho sự hoài nghi triết học nhưng triết gia phải chấp nhận uy quyền của Hội thánh. Đến đây thì kiến thức của hệ thống tư tưởng Cơ-đốc có cầu kỳ hồi đó bắt đầu nứt rạn.
- Sau rốt, William of Ockham (1349) học trò của Duns Scotus, cũng như thầy dạy học tại Oxford, thuộc phái Franciscan, nói rằng đức tin khải thị ra những chân lý vượt quá tầm lý trí và thần học Cơ-đốc không thể kết hợp được với hình thức ngoại đạo của triết học Aristotle được. Thế là hệ thống tư tưởng Scholasticism bị hoàn toàn suy sụp. Ockham dạy rằng người tín đồ dựa vào uy quyền Kinh thánh mà thôi, không dựa vào quyết định của Giáo Hoàng hay giáo hội nghị, đó là một sự dạy dỗ mà sau này ông Martin Luther ca ngợi, tôn ông Ockham là' thấy yêu quý'
Dù hệ thống tư tưởng Cơ-đốc thời trung cổ (Scholasticism) không giải thích được một cách hữu lý tất cả các giáo thuyết của Hội thánh, nhưng hệ thống ấy cũng đã tạo nên một khuôn mẫu tư tưởng thời trung cổ, cũng hùng hồn, phong phú, tỉ mỉ, tế nhị như kiến trúc Gothic phát hiện thời ấy, hơn nữa, tuy không đạt được mục tiêu, hệ thống này cũng thành công ở chỗ dạy con người biết suy tư và giải thoát Âu Châu khỏi đêm dài tối tăm.
19. CHẾ ĐỘ GIÁO HOÀNG
Chế độ Giáo Hoàng từ thời Trung cổ đã phát triển thành một trong những cơ cấu đặc sắc nhất. Lúc ban đầu, các Giám mục và Linh mục đều được gọi là 'pope' từ từ ngữ La-tinh 'Papa' (cha). Nhưng từ thế kỷ thứ 6 danh hiệu 'Pope' đã chỉ dành cho Giám Mục La-mã. Phải đến thế kỷ thứ 9, Gregory VII mới ra lệnh rõ ràng là từ đây chỉ Giám mục đương nhiệm tại La-mã mới được gọi là Giáo Hoàng thôi.
Sự ưu việc của Hội thánh La-mã được căn cứ trên tục truyền rằng Sứ đồ Phi-e-rơ đã sáng lập Hội thánh này, chính Phi-e-rơ cũng làm Giám mục đầu tiên, sau nữa là theo 3 đoạn sách Tin Lành Mat Mt 16:18-19; LuLc 22:32; GiGa 21:15-17 người ta có thể cho rằng những đoạn này như có hàm ý là ông Phi-e-rơ đưọc Chúa giao cho chức vụ lãnh đạo toàn thể Hội thánh.
- Thế kỷ thứ 5, Giám mục Leo the Great (400 - 461) người đã giải cứu La-mã khỏi Attila cầm đầu rợ Hung (Hun) nói rằng địa vị cao hơn hết của Phi-e-rơ đối với các Sứ đồ về phương tiện đức tin cũng như quản trị, phải thuộc về những người nối tiếp Phi-e-rơ làm Giám mục La-mã.
Năm 445, Leo yêu cầu được Hoàng Đế Valentinian III ban sắc lệnh truyền các Giám mục và hàng giáo phẩm mới phải vâng lời Giám mục tại La-mã, vì vị này có 'uy quyền của Phi-e-rơ'
- Địa vị của chế độ Giáo Hoàng được Gregory the Great (540 - 604) củng cố, ông này là người đầu trong số 16 người cùng mang tên Gregory. Ông có tài quản trị và có lòng xây dựng một xã hội La-mã trật tự tôn trọng luật pháp nên đã thành công trong sứ mạng lãnh đạo tinh thần của ông. Ông sinh trưởng trong một gia đình thượng thư giàu có; khi ông t rở thành thầy tu ông đã thành lập 7 tu viện Benedictine t rên đất của gia đình. Câu chuyện sau được nhiều người biết: Một ngày kia Gregory thấy có nhiều thiếu niên tóc hung bị rao bán làm nô lệ ở chợ La-mã. Ông hỏi: 'Chúng là ai?' người ta trả lời ông đó là dân Angle ở Anh đó, ông nói: 'Sao lại bán người Angle, mặt họ như mặt thiên sứ, thì họ phải đồng kế tự với các thiên sứ trên trời mới đúng.' Ông nóng lòng muốn đem những người Angle trở lại cùng Chúa, ông định lên đường đến tận quê hương họ nhưng sau 3 ngày Giáo Hoàng kêu ông trở lại.
Năm 590 ông được bầu làm Giáo Hoàng. Ông nhận chức vụ tuy có bệnh lâu năm không khỏi. Ông là một thầy tu đầu tiên trở thành Giáo Hoàng. Ngồi chức vụ cao như vậy đang lúc quyền cai trị trong nước sút kém, ông mộ quân đánh người Lombard, ra lệnh cho các tướng tá, cắt đặt tỉnh trưởng, sửa lại các ống dẫn nước, nuôi kẻ nghèo khó bằng hoa lợi ruộng đất của Hội thánh và bang giao với các vua ở Âu Châu. Từ đó có những hoạt động thế gian của chức vụ Giáo Hoàng.
Giáo Hoàng có nhiệm vụ duy trì kỷ luật chặt chẽ trong hàng giáo phẩm. Ông cũng nhấn mạnh là uy quyền của Giáo Hoàng phải ở trên những quyết định của Giáo Trưởng tại Constantinople. Năm 596, vì còn muốn rao truyền Tin Lành cho Anh Quốc, ông Gregory sai bạn mình sau này mang tên là Augustine ở Canterbury cùng với 40 thầy tu xuất thân từ tu viện của chính ông thành lập tại La-mã, đi mang sứ điệp của Chúa cho người Anglo Saxon. Những người truyền giáo đầu tiên lên bờ ở Kent, đặt căn cứ ở Canterbury và bắt đầu công việc kêu gọi dân Anh trở lại cùng Chúa.
Trên nhiều phương diện, ông Gregory là vị Giáo Hoàng tài ba hơn hết trong các vị Giáo Hoàng thời trung cổ. Tác giả Williston Walket viết như sau trong quyển 'lịch sử Hội Thánh Cơ-đốc'. Hội Thánh đã phát triển theo những đường hướng mà chính ông Gregory đă nhằm. Ông tự lấy tên là Servus Servorum Dei,' người hầu việc các tôi tớ của Đức Chúa Trời'. Ông còn là một nhà lãnh đạo xuất sắc nhờ tài nghiên cứu và giảng dạy nữa. Ông viết sách phổ biến những chủ thuyết của Augustine, vị Giám mục nổi danh ở Hippo. Thời đó ca nhạc thờ phượng rất khác nhau ở nhiều Hội thánh rải rác khắp đó đây, đe dọa tính chất thống nhất của sự thờ phượng và cả đến niềm tin nữa. Ông Gregory bèn lập ra một loại nhạc Cơ-đốc duy nhất cho Lễ Mi-sa. Loại nhạc này gọi là điệu ca Gregory hay là Plain Song, tức là một kiểu như vừa hát vừa nói.
Thời Trung cổ cũng là thời hay xảy ra những vụ tranh chấp bất đồng trong những mối liên hệ giữa Giáo Hoàng và chính quyền trong nước. Pepin the Short con của Charles Martel và bố của Charlemagne, muốn được Giáo Hội cho phép trước khi ông truất phế vị vua vô quyền cuối cùng của triều đại Merovingian và tự mình nhận chức vua của dân Frank. Do đó, ông nhờ Giáo hoàng Zacharias giúp. Zacharias vội vàng chuẩn y ngay, nói rằng: 'Thà để người có quyền cai trị được làm vua, hơn là giữ kẻ chỉ xưng vua mà không có khả năng'. Trong lễ phong vương cho vua Đức, những nhà quý tốc Frank nâng cao cái khiên mà Pepin đứng trên đo, nhưng đến năm 751 mới được xức dầu và đội vương miện, vua tự do lấy tên là Gratyia Dei Rex Francorum, 'Vua dân Frank bởi ân điển Đức Chúa Trời'. Một ý niệm mới về tước vua nảy sinh ra từ đó, theo lời sứ giả người Anh Edward Gibbon 'Một trưởng bộ lạc Đức nay hóa thành một người được xức dầu của Chúa'. Một vua, 'bởi ơn của Đức Chúa trời từ nay sẽ được coi như đại diện của Đức Chúa Trời trên đất, và việc thần dân tuân lệnh vua trở thành như một nhiệm vụ tôn giáo.
Mặt khác, Pepin nhẫn ức dầu và đội vương niệm với sự đồng ý của Giáo Hoàng, cho nên từ đó lập ra nguyên tắc Giáo Hoàng có quyền cho phép hay rút lại ngôi tước, một nguyên tắc làm đầu mối cho nhiều vụ bất bình và tranh chấp giữa các Giáo Hoàng và các nhà cai trị thời Trung cổ.
Vị giáo hoàng kế tiếp Zacharias là Stephen II lại làm vững thêm uy tín của danh hiệu Pepin, khi ông đến thăm viếng Hội thánh St. Denis gần Paris và đội vương miện cho Pepin lần nữa! Ông cũng xức dầu cho Pepin và các con trai của Pepin, ban cho chúng một danh hiệu "nhà quý tộc cai trị Đế quốc La-mã'. Để báo ơn Giáo Hoàng, Pepin tiến quân qua ý và đánh bại quân Lombard. Để công nhận yêu cầu của các Giáo Hoàng được quyền thừa kế đế quốc tại La-mã, Pepin tặng cho Giáo Hoàng lãnh thổ Ravenna đã chiếm được của đế quốc Byzantine. Vụ này gọi là 'qùa tặng của Pepin' vào năm 756 và có hậu quả lâu dài về sau: nó đặt nền móng cho các phần đất thuộc Giáo Hoàng và khơi mào cho quyền thế gian của Giáo Hoàng, một quyền được duy trì mãi đến năm 1870.
- Con của Pepin là Charlemagne Đại đế (742 - 814) mở rộng lãnh thổ hơn gấp đôi di sản của cha mình và vì có công tái tạo được một Đế Quốc nên gây ra ý niệm một Đế quốc La-mã thánh. Charlemagne là một nhân vật kỳ tài, một chiến sĩ, một nhà hành chánh một người đỡ đầu cho nền học vấn và giáo dục, lại là một người con tin kính của Hội thánh, ông là một trong những người lãnh đạo được ngợi khen nhất thời Trung cổ. Charlemagne cũng chịu Giáo Hoàng phong chức cho giống như cha mình.
Ngày Giáo hoàng Leo III đặt vương miện lên đầu ông, khi ông quỳ tại Thánh đường St. Peter ở La-mã vào dịp Giáng Sinh năm 800, thì tất cả mọi người quen với ý nghĩ Hội thánh và quốc gia là hai phương diện tương liên chặt chẽ của nước Đức Chúa Trời. Vì đã nghiên cứu sách 'thánh Đức Chúa Trời' của Augustine, Charlemagne nghĩ rằng ông chính là người được cầm quyền một đế quốc thuộc Đức Chúa Trời.
Trong một thư cho Leo, Charlemagne ví Giáo Hoàng như A-rôn và chính mình như Môi-se. Mục tiêu của Charlemagne là cộng tác với Giáo hoàng, ủng hộ Giáo Hoàng chứ không phải vâng lệnh Giáo Hoàng.
Trong cuộc tranh chấp giữa giáo hội và nhà nước hồi thế kỷ 11, có những hoàn thân thế lực muốn kiểm soát Hội Thánh, còn các Giáo Hoàng thì đòi quyền đứng trên các nhà cai trị. Đến một thời điểm suy thoái của lịch sử Giáo Hội, sự tham nhũng lan tràn và chức Giáo Hoàng bị trắng trợn bán mua, thì một vị Giáo Hoàng mạnh nhất và đáng kể nhất trong các Giáo hoàng Trung cổ xuất hiện. Đó là ông Hildebrand, ông sinh tại Tuscany, học tại La-mã trong một tu viện dòng Cluny (Xem chương 17). Năm 1073 trong lúc đám tang Giáo Hoàng Alexander II cử hành tại nhà thờ St. John Lateran, dân chúng tôn Hildebrand làm Giáo Hoàng và mặc dầu trước đó ông đã hai lần từ chối, họ cũng bắt ông về nhà thờ St. Peter và tôn ông lên ngôi vị.
- Ông lấy tên hiệu là Gregory VII (1220 - 1085) và lập tức cải cách khiến cho Giáo hội vượt lên trên quyền cai trị trong nưóc và làm cho quyền vị Giáo hoàng đứng cao trên hết. Trong nổ lực này, người ta thấy ông không vì cao vọng cá nhân mà chỉ dốc lòng làm tròn trách nhiệm thiêng liêng là chăn bầy chiên Cơ-đốc giữa một thời đại vô luật pháp và lòng người độc ác đến dã man. Ông tin rằng quyền thế của Giáo Hoàng là một sự ban cho từ trời và chỉ vì mục đích cứu chuộc các linh hồn và thay đổi các tổ chức của loài người theo những nguyên tắc Cơ-đốc. Ông đòi hỏi hàng giáo phẩm, dân chúng và nhà cầm quyền, phải tuyệt đối vâng theo lệnh luật của Giáo Hoàng. Ông cảnh cáo các Vua Pháp, Anh, Đức phải bỏ đường tà và vâng theo lời khuyên bảo của ông. Ông giải nghĩa cho William the Conqueror biết rằng quyền của Giáo Hoàng lớn hơn quyền của vua vì đến ngày sau rốt, Giáo Hoàng chịu trách nhiệm cho vua. Hoàng Đế Henry IV ở Đức vì chống lại nên bị dứt thông công. Henry IV muốn xin ân đó nên tìm đến Giáo Hoàng ở Canossa, ông đi chân trên tuyết như một tội phạm, quang cảnh này nói lên sự hạ mình thấp nhất của quyền thế gian đứng trước quyền Giáo Hội.
Thế kỷ 13, Giáo Hoàng Innocent III (1198 - 1216) một Giáo Hoàng tài giỏi, có học thức và tài cai trị, nâng quyền thế gian của Giáo Hoàng lên độ cao nhất. Ông tin rằng nếu những vấn đề thuộc linh đứng trên những vấn đề thuộc thể, và nếu Hội Thánh quản trị tâm linh và các vua thế gian quản trị thân thể thì các vua thế gian phải lệ thuộc Giáo Hoàng. Hành động theo lý thuyết quyền tối cao của Giáo Hoàng, ông dành được và thi hành quyền ấy trên các vương quốc ở Âu Châu để:
'Hoặc nhổ, hoặc phá, hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc dùng, hoặc trồng' (Gie Gr 1:10)
Trong các việc chính trị của ông, ông ra lệnh chọn người cầm quyền tại Đế quốc La-mã thánh và phong tước cho Otto ở Brunswick làm Hoàng đế. Sau khi Otto sai lời ước hẹn với Giáo Hoàng, ông dứt thông công với Otto và chọn Frederick II nối ngôi. Khi Innocent III chọn Stphen Langton làm Tổng giám mục tại Canterbury (Anh) trái với ý muốn của vua John, vua này làm khó cho hàng giáo phẩm Anh và tịch thu đất của Hội thánh. Giáo Hoàng trả đũa bằng cách khai trừ, bởi vậy trong 6 năm chuông nhà thờ không vang, cửa nhà thờ đóng không cho tín hữu ra vào.
Cuối cùng Giáo Hoàng dứt thông công với vua John và xui người Pháp đặt kế hoạch xâm lăng Anh quốc. Thấy tình hình bất an, vua John đầu phục Giáo Hoàng như một sứ quân vào năm 1213 và ưng thuận nạp số thuế lớn hàng năm. Mọi giao hảo mới giữa Giáo Hoàng và vua gây hoảng hốt cho Tổng giám mục Stephen Langton, ông sợ hậu quả khó lường được. Ông này hợp sức với các bá tước Anh tìm cách ngăn chặn quyền độc tài áp bức của vua bằng cách ép vua phải ký giao ưóc Magna Charta tại Runnymede, công nhận quyền hạn của họ, và Tân Giáo Hoàng lên án giao ước này.
Để củng cố thêm uy quyền của mình, Giáo Hoàng Innocent III triệu tập đại hội đồng Lateran lần thứ tư, năm 1215, một hội đồng nổi tiếng, ra luật ấn định những ý tưởng của Giáo Hoàng đối với Hội Thánh và thiết lập vững vàng một quan điểm về quyền tối cao của Giáo hoàng, quan niệm này kéo dài đến cuối thế kỷ.
Mặc dầu quyền thế nói trên của Giáo Hoàng đã lên đến tột đỉnh ở thế kỷ 13, sau đó quyền ấy bắt đầu đi xuống nhanh chóng. Từ 1309 đến 1377 các Giáo hoàng người Pháp, sống tại Avignon trên bờ sống Rhone. Cũng nhờ lời thuyết phục của 2 bà phụ nữ đức hạnh là Bà Catherine người thành Siena và bà Bridget người Thụy Điển chức vị Giáo Hoàng dần dần được hồi phục và trở lại La-mã. Tuy nhiên ngay sau đó lại có những tranh chấp nội bộ, từ 1378 đến 1417, có khi 2,3 người tranh nhau chức vị Giáo Hoàng.
Giáo hội nghị Constance tìm cách chấm dứt những tranh chấp này, đổi thể chế Giáo Hoàng từ độc tài sang lãnh đạo theo hiến pháp nhưng cũng không đi đến đâu. Mặc dầu dưới 'triều ' các Giáo hoàng ở thế kỷ 15 các nghệ sĩ đại tài của Tây Phương đã được nâng đỡ, biến La-mã thành một kinh đô lộng lẫy của thời Phục Hưng, nhưng về phương diện thuộc linh, chế độ Giáo hoàng đã xuống quá thấp, có những người như Alexandria VI giữ quyền vị, dân chúng phản kháng ầm ĩ đưa dần đến cuộc Cải Chánh "Tin Lành'
20. CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN
Ngay từ trước khi Hoàng đế Constantine xây cất nhà thờ tại 'Mộ Thánh' vào thế kỷ thứ tư, thành Giê-ru-sa-lem đã là nơi chiêm bái của vô số người hành hương. Đến thời Trung Cổ, thành này lại càng quan trọng hơn vì tín đồ Cơ-đốc rất tôn trọng các cuộc hành hương cũng như các thánh tích. Ngay cả sau khi quân Hồi giáo đã chiếm Giê-ru-sa-lem khỏi tay Đế quốc Byzantine vào năm 638, những đoàn hành hương vẫn tiếp tục không bị trở ngại vì người Ả-Rập cũng đồng tâm với người Cơ-đốc tôn kính những nơi có liên hệ đến đời sống của Chúa Cứu Thế. Dầu vậy, khi quân Thổ nhĩ kỳ (Seljuk Turk) chiếm Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ 11, chúng làm khó cho các đoàn hành hương và phá phách nhà thờ "Mộ Thánh". Những khiêu khích ấy là môt trong những nguyên nhân đưa đến cuộc thánh chiến.
- Năm 1005, Giáo hoàng Urban II (1042 - 1099) một vị Giáo Hoàng học thức và hùng biện , cũng là bạn của Gregory VII, nhận được lời yêu cầu giúp đỡ của Hoàng đế Byzantine, Alexis, khi quân Thổ đang đe dọa thành Constantinople. Năm ấy Giáo Hoàng tuyên bố mở cuộc thánh chiến thứ nhất qua m ột bài diễn văn đầy nhiệt tình và rất kết quả đọc tại Hội Đồng Clermont miền Đông nước Pháp, ông kêu gọi tất cả tín đồ đi giúp Hoàng Đế Alexis đang lâm nạn và giải cứu những nơi Thánh khỏi tay người Hồi Giáo. Giáo Hoàng kêu gọi các hiệp sĩ và lính ngưng chém giết các anh em tín đồ Cơ-đốc của họ để đi giúp các thân hữu Cơ-đốc miền Đông. Ông khuyến khích họ 'hãy lên đường đến Mộ Thánh; hãy giựt lại đất đai trong tay những kẻ vô tín độc ác và chinh phục lại những xứ ấy. Cả hội chúng hăng say đồng thanh đáp lại. Đây là ý Chúa. Cuộc thánh c hiến đầu tiên bắt đầu với khẩu hiệu đoàn kết ấy.
Lòng hăng say ban đầu được một tu sĩ ở Amiens là Peter vị ẩn tu cổ võ qua những bài giảng cảm động, khiến cho hết thảy người nghe đủ mọi hạng từ dân chúng cho đến hàng vua chúa đều được giục lòng lo lắng cho Đất Thánh. Nhưng người ta gia nhập cuộc thánh chiến này do nhiều lý do khác nhau. Có người vì thích phiêu lưu mạo hiểm, danh vọng hay của cải cướp được. Cũng có người lên đường vì cảm động với lòng tin nhiệt thành, họ tin rằng họ chiến đấu cho Đấng Christ và để linh hồn họ được cứu. Họ mang một thập tự trước ngực khi đi, và đeo sau lưng khi về.
Ba đạo quân lớn do hàng quý tộc Âu Châu chiêu mộ lên đường tiến về phương Đông tháng 8 năm 1096, nhưng đến tháng 6 năm 1099 mới chiếm lại được Giê-ru-sa-lem, sau khi tàn sát những người dân Hồi giáo ở trong thành, những chiến sĩ lập nên một chế độ phong kiến tại đó, gọi là Vương quốc Giê-ru-sa-lem. Lãnh tụ Godfrey ở Bouillon tự xưng tước tại xứ Giê-ru-sa-lem với danh hiệu là 'người bảo vệ Mộ Thánh' nhưng sau khi ông qua đời năm 1100 em ông nối ngôi làm vua lấy danh hiệu là vua Baldwin I (1100 - 1118)
Đất Thánh được chia ra làm 4 vùng, mỗi vùng có một Tổng Giám mục và 10 giáo phận nhỏ, mỗi giáo phận có một Giám mục, tất cả đều thuộc dưới quyền một Giáo Trưởng La-tinh ở tại Giê-ru-sa-lem. Nhiều tu viện được thành lập. Các thương gia Ý đã tiếp tế cho quân sĩ định cư ở những thành phố lớn. Nhiều dòng tu sĩ đồng thời là binh sĩ, trong số đó quan trọng nhất là dòng hiệp sĩ Templar và hiệp sĩ Hospitaler, giữ trọng trách trấn thủ vương quốc.
Cuộc thánh chiến thứ hai do Bernard người sáng lập tu viện Clairvaux, dòng Cistercian (xem chương 17) lãnh đạo. Cuộc thánh chiến này thất bại. Tin thua trận Giê-ru-sa-lem và phần lớn Đất Thánh đã lọt vào tay người Hồi giáo, khiến Hoàng đế Frederick Barbarosa, vua Philip Augustus của Pháp và vua Richard the Lion Hearted của Anh, hợp nhau tổ chức cuộc thánh chiến thứ ba. Sau khi Hoàng Đế chết đuối trong một tai nạn, hai vua con lại bất đồng ý kiến, nên chuyện này lại thất bại nữa. Đến cuộc thánh chiến thứ tư, do dân chúng Venice yêu cầu, họ cung cấp ngựa xe chuyên chở nên chiếm lại được Constantinople. Điều khôi hài nhất là trong cuộc thánh chiến đó chính những chiến sĩ Cơ-đốc đã cướp phá nhà thờ lớn Hagia Sophia (xem chương 12) .
Cuộc thánh chiến cho con trẻ tham gia vào năm 1212 là một giai đọan lỗi lầm thê thảm. Còn vài cuộc viễn chinh khác tiếp theo, lần thứ 9 là lần chót vào năm 1271 do Hoàng Thân Edward của Anh Quốc lãnh đạo, sau này là vua Edward I.
Mặc dầu, tốn rất nhiều sinh mạng và tiền của trong gần 200 năm, nhưng cuộc thánh chiến không đạt được mục tiêu đề ra. Giê-ru-sa-lem thất thủ năm 1244. Thành trì Cơ-đốc cuối cùng là Acre cũng mất năm 1291, thế là chấm dứt việc chiếm đóng Đất Thánh của người Cơ-đốc. Dầu vậy, hậu quả gián tiếp của những chiến trận này thật là vô số. Thương mại được phấn hưng, những đường giao thông dọc sông Rhine và qua dãy núi Alps đem lại thịnh vượng lớn cho những thương gia ở Genoa, Venice, Pisa và nhiều thành phố khác. Nhu cầu cần quyên tiền tiếp tế cho những đoàn quân tham chiến đã khiến quan lại phong kiến chia xẻ đất đai tài sản của họ. Từ đó thành thị phát triển, các ngành thủ công chuyên nghiệp lập thành hiệp hội và những thương gia củng cố nghiệp đoàn. Quan trọng hơn nữa, các cuộc thánh chiến đã phổ biến giáo dục tự do và mở rộng tầm quan sát cho những ai chưa hề ra khỏi làng xã hay lâu đài của họ.... khi được mắt thấy tai nghe về những nền văn minh ở phương Đông. Hơn nữa sự tiếp xúc với người Ả-Rập là một chủng tộc rất thông minh, cũng thức tỉnh nhiều trí óc còn mê ngủ.
Không lâu sau đó, Âu Châu được chứng kiến một cuộc phục hưng về trí thức nhờ phong trào hành hương liên tiếp thăm viếng những cổ tích danh tiếng như Giê-ru-sa-lem, La-mã, Compostella ở Tây ban nha và Canterbury ở Anh. Như đã nói ở các chương trước, nhờ các phong trào tín ngưỡng nói trên, Hội thánh nâng đỡ việc thành lập các đại học, thần học và triết học thời Trung cổ (gọi là hệ thống tư tưởng Cơ-đốc, xem chương 18) các nhà thờ Gothic được xây cất, và những tác giả như Chaucer khởi sự dùng ngôn ngữ địa phương để viết văn. Kết quả tột đỉnh của thời kỳ Trung cổ là nhà học giả John Wycliffe. Ông xuất thân từ Đại học Oxford và hoàn thành dịch toàn bộ Kinh Thánh ra chữ Anh.
21. KINH THÁNH
Thế kỷ thứ sáu, mở đầu thời Trung Cổ, Giáo hoàng Gregory the Great tuyên bố Kinh Thánh là nguồn cốt yếu của mọi kiến thức tôn giáo. Ông tin rằng Kinh Thánh được linh cảm thiên thượng và có ý nghĩa thuộc linh hàm súc. Nhưng ông khuyên người đọc nên tìm hiểu nghĩa lịch sử của Kinh Thánh trước khi đi sâu vào sứ điệp kín dấu trong những trang sách này. Ông nói: 'Muốn hiểu Kinh Thánh thì phải ưa thích đọc Kinh Thánh và làm theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh'. Ông còn viết 'Chúng ta sẽ nghe được lời Chúa nếu chúng ta làm theo lời ấy'. ‘Trong suốt cả quyển Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chỉ nói với chúng ta nhằm mục đích ấy mà thôi, để đưa chúng ta đến chỗ yêu mến Ngài và yêu thương đồng loại.’
Khi thời hắc ám dã man tàn bạo xảy đến, nền văn minh Tây Phương (Hy-lạp và La-mã) suy sụp và gần như bị dập tắt. Mặc dầu năm thế kỷ trước đó, sự đọc Kinh Thánh đã nuôi dưỡng đời sống các tín đồ Cơ-đốc và làm cho đời sống họ sâu nhiệm hơn, đồng thời cũng đã phấn hưng tinh thần trí thức của những người lãnh đạo họ trong dân chúng, có nhiều người đến nhà thờ, nghe đọc Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh song chẳng hiểu gì cả, vì tiếng La-tinh chẳng còn ai nói nữa. Trẻ con không được dạy đọc và trong các gia đình Cơ-đốc, cũg như trong số các Thầy tế lễ, Linh mục phần lớn đều mù chữ. Sách thì hiếm và đắt. Mua được một cuốn Kinh Thánh cũng đắt như mua một cái nhà. Trong thời dốt nát và xáo trộn này, các thầy giảng không thể trông mong như John Chrysostom trông mong là hội chúng đã đọc những câu Kinh thánh mà ông đưa ra vào Chúa Nhật trước khi đến nhà thờ dự lễ.
Dầu vậy, trong những giai đoạn hắc ám nhất, vẫn còn có một vài tín đồ yêu mến Kinh Thánh. Ở những tu viện xa xôi, vẫn có những bàn tay kiên nhẫn chép Kinh Thánh. Vẫn có những cặp mắt chăm chú đọc Kinh Thánh. Các tu sĩ nam và nữ vẫn dùng Kinh Thánh trong giờ thờ phượng và họ sống theo những nguyên tắc mà Kinh Thánh nêu ra. Đặc biệt là trong các tu viện Ái Nhĩ Lan, người ta đề cao sự nghiên cứu và truyền giáo. Kinh Thánh được giữ gìn, chép lại ra nhiều bản, học hỏi nghiên cứu, đem đi các nơi làm căn bản cho việc truyền giáo và kim chỉ nam cho đời sống Cơ-đốc.
Charlemagne, ý thức được giá trị của học vấn cổ điển cùng về Kinh Thánh, có mời một học giả nổi danh ở Anh là Alcuin ở thành York đến lập trường Palace School ở Aachen để dạy những con nhà quý tộc và làm trường đại học cho Hoàng Gia, hàng giáo phẩm cũng như triều đình. Alcuin (735 - 804) trước được theo học ở trường nhà thờ York do một môn đệ của một Linh Mục và cũng là một học giả người Anglo Saxon tên là The Venerable Bede dạy và nhờ vậy đã nhận được một nền giáo dục tốt nhất có thể có được thời đó ở Tây Âu. Khi ông nhận lời mời của Charlemagne, ông đã đem về lục địa bao nhiêu kiến thức bấy lâu ẩn dấu và phát triển trên hòn đảo Anh Quốc khi Âu Châu bị giặc cướp man rợ xâm lăng. Chính Charlemagne cũng đến học ở Palace School (trường của hoàng cung), đọc được nhưng viết không nổi. Tại Aachen ông Alcuin dạy 7 môn học chính thời trung cổ là: văn phạm, viết văn minh bạch, luân lý, toán số, hình học, thiên văn học và âm nhạc. Ông cũng nhuận chánh lại quyển Vulgate (Kinh thánh La Tinh, xem chương 11) sửa lại những sai lầm về chữ viết, vầ dấu và văn phạm, do những người chép lại không cẩn thận. Khi Charlemagne lên ngôi tại La-mã năm 800, Alcuin có tặng cho ông một cuốn sách Tin Lành. Theo gương Charlemagne người nối ngôi là Alfred the Great (871 - 900) vua của dân Saxon miền Tây cũng khuyến khích sự học, bằng cách mời một nhóm học giả tiếng tăm lập một trường thuộc hoàng cung cho thanh thiếu niên giáo phẩm và quý tộc. Tuy phần lớn của đời ông phải chinh chiến với dân Dane nhưng ông đã củng cố Hội thánh, hồi phục kiến thức cho hàng giáo phẩm và khuyến khích việc đọc Kinh Thánh. Tuy không có chứng cớ chính xác, nhưng có một số học giả cho rằng vua Alfred đã dịch 50 bài Thi-thiên đầu ra tiếng Anglo Saxon.
Sau hiểu biết Kinh thánh tăng dần dần, nên đã gây ảnh hưởng càng ngày càng thêm vào những giá trị căn bản của xã hội. Để giúp những ai biết ít tiếng La-tinh, người ta thường viết những lời giải thích bằng ngôn ngữ địa phương ở giữa những dòng Kinh Thánh. Từ thế kỷ 12 trở đi, Kinh Thánh là đề tài nghiên cứu trong những trường đại học và nhà thờ danh tiếng. Tại đây có những thầy giỏi như là Anselm, Peter Lombard, Abelard và Hugh of St. Victor. Người ta cũng soạn ra những sách bình luận và viết những tập vấn đáp. Ngay cả trước khi sáng chế ra chữ in các tín đồ hành hương và tu sĩ đi dạy đạo đều mang theo trong bao những sách Tin Lành có hình vẽ. Những hình vẽ mẫu in ra bằng những bản khắc gỗ và chữ thì chép tay. Loại Kinh Thánh cho người nghèo này đã giúp sứ điệp Kinh Thánh lan tràn và cũng giúp cho nghệ thuật họa hình Cơ-đốc phát triển.
Cho đến cuối thời Trung cổ, dân chúng chỉ hiểu Kinh Thánh qua nghi lễ, phần lớn được sắp xếp và chọn lựa theo những bản Kinh Thánh. Những nghi thức này thiết lập ra những lề lối thờ phượng có ý nghĩa sâu xa và giữ trong tâm hồn. Những bài Thi Thiên được dùng luôn trong lễ thờ phượng, người đương thời ưa thích vì những lời trong các bài thi ca cổ ấy như nói lên chính lời nguyện cầu của họ.
Trong lễ Mi-sa, sách Phúc-âm được tin như là biểu hiên cho chính Chúa Christ. Một chấp sự có chấp sự phó đi theo mang bình đốt hương, và 2 người cầm nến, đi lên bàn thờ đem quyển Kinh Thánh về bàn đọc, trong khi mọi người tháo mũ, để gươm và gậy sang một bên để nghe đọc bài học Phúc-âm. Có nhiều quyển Phúc-âm còn sót lại viết chữ rất đẹp và có hình vẽ về các câu chuyện của Kinh Thánh. Nhìn công phu và nghệ thuật tỉ mỉ trong những sách đó, ta thấy được niềm tin sống động trong lòng những người điều khiển công việc viết sách, những người viết sách và những người sử dụng sách. Vua Chúa, quý tộc tặng nhau hay tặng cho nhà thờ, tu viện, có những quyển có bìa vàng do những thợ kim hoàn Trung cổ trang trí có những bìa ngà khắc hay chạm bằng châu báu.
Trưóc khi thời kỳ tươi sáng trở lại, Kinh Thánh quả đã trở thành quyển sách căn bản thời Trung cổ. Sách này huấn luyện cả nam và nữ hiểu về Thánh Linh. Tâm trí họ đầy lời Kinh Thánh, ý Kinh Thánh và chuyện Kinh thánh. Văn La-tinh ngô nghê của Jerome trong quyển Vulgate đã đổi thành ra La Tinh Trung cổ thích hợp với người có học, và nay lại ảnh hưởng đến các ngôn ngữ thông dụng địa phương của dân chúng. Người ta dùng Kinh Thánh để dạy thiếu nhi, cũng như để học hỏi nghiên cứu trong những đại học mới thành lập. Văn chương và kịch nghệ tôn giáo trở thành phong phú. Kinh Thánh thúc đẩy mọi cải cách trong nội bộ Hội thánh, nhà thờ. Tóm lại, Kinh Thánh là một yếu tố chính để tạo nên thời đại mới.
Nhờ Kinh Thánh mà các nghệ sĩ và thợ khéo hồi đó có vô số đề tài để mô tả và chạm vào đá, hay vẽ hình màu trong sách, dệt thảm thêu, khắc vào kim khí, gỗ hay ngà, nem, đồ gốm hay vẽ trên tường. Những tay thợ khéo này tin rằng tài năng của họ là tự Chúa ban cho, như Bết-xa-lê-ên (bezalel) xưa kia (XuXh 35:31-33) mà Môi-se nói là ông 'đầy dẫy thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết để làm mọi thứ nghề thợ, đặng bày ra và làm đồ vàng bạc và đồng, đặng khắc và khảm các thứ ngọc, đặng chạm cây làm các đồ khéo léo'. Những mỹ nghệ phẩm của họ dù để trang trí một nhà thờ, hay chữ đầu một trang giấy là để bày tỏ vẻ đẹp cao trọng mà thời Trung cổ gọi là Splendor Veritatis, sự chói sáng của lẽ thật hay là 'hào quang chân lý'.
Những ý tưởng và hình ảnh trong Kinh Thánh gây nhiều cảm hứng trong kiến trúc Gothic. Chúng ta ai nấy đều thấy rõ cách bày tỏ đức tin và sinh lực thuộc linh của thời Trung cổ khi nhìn xem các nhà thờ lớn, các tu viện lưu lại dấu tích nền kiến trúc vẻ vang này. Hồi đó người ta tin rằng các thực tại cuối cùng trong đó họ sống động và hiện hữu tức là cái thế giới thuộc linh, mắt người không nhìn thấy, một nơi toàn vẻ đẹp thiên thượng và hòa điệu. Để biểu dương tính chất hòa điệu vô hình của toàn thể công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, những người thợ xây và kiến trúc thời đó nỗ lực hoàn thành một thứ tự và kích thước tương quan hoàn hảo trong mọi phần của công trình. Những nhà thờ họ xây có nhiều cái sừng sững giữa miền đất mênh mông, giống như Cơ-đốc giáo đã ngự trị trong đời sống của những nam nữ thời đó, khiến người nhìn ngắm xúc động tưởng như đấy chính là nơi Đức Chúa Trời ngự, là trung tâm của nước Ngài trên đất.
Ngày lễ dâng hiến nhà thờ Canterbury năm 1123, trong ánh sáng của màu sắc lộng lẫy vinh quang, ban thánh nhạc vừa thành lập đã cất tiếng ca 'Kinh hoàng thay nơi này ! quả thật, đây là nhà Đức Chúa Trời, cửa của thiên đàng, nơi sẽ được gọi là hoàng cung của Chúa'. Tập sử ký về tu viện Annales Monastic có tường thuật lại rằng, trong lễ dâng hiến này, vua Henry I đứng cùng những bậc lãnh đạo quý tộc Anh Quốc 'đã tuyên thệ với lời th ề từ miệng vua rằng quả thật thánh đường này đáng kinh hoàng'.
Năm 1144, tu viện trưởng Suger sửa chữa lại mặt tiền và chỗ của ban nhạc tại nhà thờ tu viện St. Denis gần Paris, đánh dấu ngày một kiểu xây Gothic canh tân xuất hiện. Kiểu này có những cửa cuốn, nhọn phía trên, những cột chống đứng cách xa tường, những mái vòm có đường xây ngạnh, thảy đều hòa hợp nhịp nhàng đưa tầm mắt xuống nền đá nguy nga kiên cố, và dùng đường nét và ánh sáng nói lên sự huy hoàng linh động của thành Thánh trong đó Đức Chúa Trời ngự giữa loài người. Muốn biết người được xem thấy một nhà thờ Gothic, đầy ánh kính màu đã có những cảm xúc mạnh mẽ thế nào, hãy nghe bức thư đọc trong lễ dâng hiến: 'Tôi cũng thấy thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống. (KhKh 21:2-5) sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình tôi nghe một tiếng lớn từ nơi Ngài mà đến, nói rằng: Này đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người ! Ngài sẽ ở với chúng và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mặt chúng, sẽ không có sự chết cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa ; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Này ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn lại rằng: 'Hãy chép, vì những lời này đều trung tín và chơn thật.'
Khi mô tả chỗ ban thánh nhạc chứa chan ánh sáng ở nhà thờ St. Denis có 12 cột chống, ông Suger trích một đoạn thư Eph Ep 2:20-22 để nói lên biểu hiện kiểu kiến trúc này: 'Anh em đã được dựng lên trên nền của các Sứ Đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê-xu là đá góc nhà. Trong Ngài cả tòa nhà ràng buộc với nhau, để làm nên một nhà thờ thánh trong Chúa'. Với những hình ảnh như trên trong lòng, những người xây cất và trang trí thường khắc một biểu tượng về Chúa Christ vào những viên đá nổi dưới mái vòm Gothic. Trên thực tế, cả tòa nhà và với những hình ảnh và trang trí, ánh sáng, đường nét và màu sắc đã được dùng như một bản tóm lược tư tưởng tôn giáo Trung cổ và khác nào như một quyển Kinh Thánh cho dân chúng.
Chính quyển Kinh Thánh xưa chỉ những người giàu và học thức mới có, mãi đến thế kỷ 14, 15 mới thấy xuất hiện những bản tóm tắt có hình vẽ gọi là Biblia Pauperiums. Phần lớn những sách này chứa đầy tranh ảnh với lời chú thích bằng ngôn ngữ thông dụng địa phương. Ý kiến đặt trọn bộ Kinh Thánh vào tay mọi người bằng ngôn ngữ Anh vừa xuất hiện, dường như bắt nguồn từ ông John Wycliffe (1320 - 1384) giảng sư ở Đại học Oxford, một chính trị gia, một nhà cải cách tôn giáo và cha đẻ của văn xuôi Anh. Do nghiên cứu và kinh nghiệm chính trị, nên ông tin rằng chỉ có một thẩm quyền duy nhất đáng kể về các vấn đề thuộc linh. Thẩm quyền ấy là quyển Kinh Thánh chứ không phải Giáo Hoàng, hay hàng giáo phẩm, hay truyền thống Hội thánh. Thời đó, người dân thường hay cả đến các thầy tu cũng rất ít học, rất hiếm người hiểu được ý nghĩa của văn La-tinh nghe đọc vang vang từ quyển Vulgate của Jerome vì chẳng có bản văn nào khác.
Dầu vậy, ông Wycliffe tin rằng bất cứ người nào cũng nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh. Thường dân hay giáo phẩm thì tin rằng nhiều bại hoại đã len lỏi vào các tổ chức tôn giáo, sẽ khiến chấm dứt đời sống Hội thánh. Nhưng việc đọc Kinh Thánh sẽ thánh hóa Hôi thánh và Cơ-đốc giáo sẽ đổi mới.
Cho nên ông Wycliffe nhóm lại những học giả đã cùng dịch bản Vulgate ra tiếng Anh năm 1382. Vì chưa có máy tin nên bản văn đầu cũng như những bản tiếp theo đều phải chép tay. Đó là những pho sách rất công phu và tốn kém. Để vượt qua sự khó khăn này, Wycliffe tổ chức những 'thầy tu nghèo' những tu sĩ Lollard du hành đi chân trần, mặc áo dài, mang gậy cứ hai người một, đi khắp nước Anh giảng chủ thuyết của ông và đem kiến thức Kinh Thánh cho dân chúng. Mặc dầu những kẻ cầm quyền trong Hội thánh cũng như trong chính quyền đều chống đối mạnh mẽ, vì ai nấy đều nhìn thấy phong trào này là một thách thức đối với uy quyền của họ, những tu sĩ du hành Lollard vẫn tiếp tục công tác cho đén lúc thời cải chánh khởi mào.
Đến Wycliffe, thì thời kỳ Trung cổ bắt đầu hạ màn. Vì sự chống đối ý tưởng của ông quá mạnh nên việc ông chủ trương không thay đổi Anh Quốc bao nhiêu. Nhưng những sinh viên Bohemian ở Oxford trong số này có vị tử đạo Jerome ở thành Prague vì cảm phục chủ thuyết của Wycliffe, về nước phổ biến thuyết đó tại Đại học Prague. Sứ điệp của họ thúc giục nhà cải cách tôn giáo John Huss tiếp tục chống lại sự hư hoại của các Hội Thánh và nêu cao Kinh Thánh là 'luật pháp của Đức Chúa Trời'. Kết cuộc là chính ông bị tử đạo.
bottom of page