top of page

HÃY CHIẾU GIỐNG HẢI ĐĂNG (Let The Lower Light Be Burning)

Hung Tran

Mar 20, 2024

Philip Paul Bliss (1838-1876) được hai đặc ân hiếm có:...



Philip...

...Paul Bliss (1838-1876) được hai đặc ân hiếm có: ông thuộc giáo hội “toàn thế giới” và khi ông được nghe một câu chuyện hay. Ít khi ông không có cảm hứng để sáng tác một bài hát mới.

Lúc 12 tuổi, P.P.Bliss bị lôi cuốn vào mối thông công của Hội thánh Báp-tít Cherry Flats, hạt Troga, bang Pennsylvania nhưng ít lâu sau ông tham dự những kỳ trại và những buổi giảng phục hưng của Hội thánh Giám lý.

Ông lập gia đình với một tín hữu sốt sắng tích cực thuộc Hội thánh Trưởng nhiệm và một thời gian ông đã là chủ toạ Trường Chúa nhật và là thành viên trong ca đoàn của Hội thánh đầu tiên ở Chicago.

Về việc trang bị âm nhạc thì vì hoàn cảnh thiếu thốn, ông hiếm khi có dịp tiện. Lần đầu tiên Bliss được nghe tiếng đàn dương cầm là lúc đã 10 tuổi và còn đi chân đất.

Bị thu hút bởi tiếng đàn cho đến nỗi cậu bé bước vào nhà và nói với người phụ nữ đang đàn: “Ồ hay quá, xin bà tiếp tục đàn nữa đi”. Thay vì trả lời với cậu bé hâm mộ ấy cách lịch sự, bà ta quở trách Bliss đã đi chân đất vào nhà bà và đuổi cậu thẳng cánh!...

Sau này, Bliss cộng tác với nhà sáng tác ca khúc George F.Root và dạy ở các trường dạy hát, nhạc viện, các hội nghị xuyên miền Tây Hoa-kỳ. Ông làm đủ thứ nghề: làm công ở nông trại, thợ máy cưa, phụ bếp... nhưng ông sung sướng và hăng hái dâng đời mình - khi ông đã tin Chúa - cho việc ca hát ngợi khen Chúa và sáng tác những bài hát diễn tả những từng trải theo Chúa của chính mình.

Khi tiền bản quyền từ tập “Những bài thánh ca” của ông lên đến mức 30.000 dollars, ông đã chuyển toàn bộ số tiền ấy cho bạn và người đồng sự của ông là thiếu tá Whittle để tiếp tục những nỗ lực truyền giảng của họ, bất kể điều kiện tài chánh của bản thân ông thế nào.

Một buổi tối, Bliss dự một buổi giảng của Dwight L.Moody với chú tâm và cẩn trọng. Vị mục sư kể câu chuyện vị thuyền trưởng của một chiếc tàu đang tiến vào cảng Cleveland trong một đêm giông bão tối tăm. Ngoài nỗi hiểm nguy vì sóng to gió lớn còn thêm nỗi bi đát vì trời tối đen chẳng có lấy một vì sao. Chẳng thấy gì ngoài ánh đèn từ ngọn hải đăng thật cao trên mỏm núi, thuyền trưởng hỏi hoa tiêu.

- Anh có chắc là cảng Cleveland đây không?

- Chắc chắn mà.

- Thế còn những ánh đèn bên dưới đâu không thấy?

- Tắt hết rồi, thưa thuyền trưởng.

- Anh liệu có thể cập bến được không?

- Thưa thuyền trưởng, hoặc chúng ta phải cập bến, hoặc chúng ta phải chết. Thế thôi.

Dù cho có đôi tay mạnh mẽ và trái tim dũng cảm, viên hoa tiêu - trong màn đêm tối tăm - đã lầm con kênh dẫn vào bến và con thuyền ấy đã va vào đá... gây mất mát lớn về nhân mạng. Moody kết luận:

“Chúa sẽ coi sóc ngọn hải đăng lớn, còn chúng ta hãy giữ những ánh đèn bên dưới luôn cháy sáng”.

Ngay đêm đó, Bliss viết lời và nhạc cho một trong số những thánh ca phổ biến nhất của ông.


“Lòng đại từ của Chúa Cha soi rạng từ lời Thánh như vọng đăng sáng,

Ngài giao việc ta trông đăng tháp này hằng đêm chiếu nơi biển trần đây.

Mọi đời sống hãy chiếu giống hải đăng,

Chiếu sáng giữa ba đào hung hăng.

Hầu rọi đường cho bao thuỷ thủ kìa,

Vượt bao hiểm nguy lúc trời khuya.”


Bài hát được in lần đầu tiên năm 1874 trong tập “Thánh ca” hai năm trước cái chết bi thảm và không phải lúc của Bliss.

Đây không phải là lần đầu một cảm hứng như thế đến với ông. Ba năm trước, khi nghe Mục sư Brundage kết thúc một bài giảng như thế này: “Người nào hầu như bị thuyết phục thì hầu như được cứu, nhưng hầu như được cứu thì hoàn toàn hư mất.”

Câu ấy cứ vang vọng trong tai ông và ông đã sáng tác lời và nhạc bài “Hầu như bị thuyết phục”. Nghe một mục sư khác nói về lòng can đảm của Đa-ni-ên trong việc mở cửa sổ về hướng Giê-ru-sa-lem cầu nguyện, bất chấp chỉ dụ của vua ngăn cấm Philip P.Bliss đã sáng tác cả bài “Dám là một Đa-ni-ên”“Có phải cửa sổ của bạn mở về hướng Giê-ru-sa-lem?”.

Từ câu chuyện trong Cựu ước kể về Giô-na-than và người mang vũ khí của chàng đã gặt chiến thắng bất ngờ đối với kẻ thù, ông sáng tác bài: “Chỉ một người mang vũ khí”.

Đọc một bài báo kể chuyện một tổ chiến sĩ bị bao vây trên một ngọn đồi (trong cuộc nội chiến) yêu cầu cứu viện nhưng chỉ nhận được một câu trả lời: “Hãy giữ lấy chiến luỹ. Tôi đang đến” đã khơi mào cho Bliss sáng tác một trong những bài hát cảm động nhất của ông, bài “Hãy giữ lấy chiến luỹ”.

Được phó cho một giọng hát tuyệt vời, xếp từ cung Db thấp đến Ab cao, ông thường tự giới thiệu các sáng tác của mình. Từ ngòi bút lưu loát của ông đã tuôn chảy những bài được ưa thích như “Ánh sáng của thế giới là Giê-xu” (TC.84) “Tôi thật quá sung sướng vì Giê-xu yêu tôi”, “Người của Ai Bi! Thật anh diệu kỳ”, “Càng thánh khiết hơn cho tôi”, “Lời diệu kỳ của sự sống”, “Tôi ca ngợi Đấng mua chuộc tôi”, “Kéo vào bờ”...

Suốt 12 năm, từ 1864 năm ông in bài hát đầu tiên của mình “Lora Vala” cho đến khi qua đời năm 1876, ông đã gây một ấn tượng sâu sắc và không thay đổi trên đời sống âm nhạc của các Hội thánh và giáo hữu toàn Hoa-kỳ. Ngày nay, dù một vài bài của ông không phổ biến như khi chúng mới được sáng tác nhưng những bài khác, với vẻ đẹp bất tử của mình, đã có một vị trí Cơ-đốc nhân khắp thế giới.



bottom of page