top of page

CÁC TIÊN TRI SAU CÙNG TRƯỚC THỜI KỲ LƯU ĐÀY (Na-hum, Sô-phô-ni, Ha-ba-cúc, Giô-ên)

Hung Tran

Jul 6, 2023

Các biến cố đưa đến sự sụp đổ nước Giu-đa năm 587/86 TC, và sự lưu đày tại Ba-by-lôn có liên hệ trực tiếp tới sự bất lực của giai cấp lãnh đạo quốc gia và sự bội đạo của nó...



CÁC TIÊN TRI SAU CÙNG TRƯỚC THỜI KỲ LƯU ĐÀY


Na-hum, Sô-phô-ni, Ha-ba-cúc, Giô-ên


* Khoảng thời gian: Na hum 630 TC; Sô-phô-ni 625 TC; Ha-ba-cúc 607 TC. Giô-ên 590 TC.


Các biến cố đưa đến sự sụp đổ nước Giu-đa năm 587/86 TC, và sự lưu đày tại Ba-by-lôn có liên hệ trực tiếp tới sự bất lực của giai cấp lãnh đạo quốc gia và sự bội đạo của nó. Ma na se không tin cậy Thượng Đế nhưng dầu phục sức mạnh của A-si-ri và xây lại các thần tượng và nơi thờ lạy mà Ê-xê-chia đã phá hủy (IIVua 2V 21:1-26). Sau đó Giô-si-a (640-609 TC). Bắt đầu tìm kiếm Thượng Đế vào năm thứ tám trong đời trị vì của vua ( 632 TC), hủy phá một số trụ thờ vào năm thứ mười hai, và thực hiện một cuộc phục hưng lớn vào năm thứ mười tám khi quyển sách luật pháp Môi-se được tìm thấy trong đền thờ (IISu 2Sb 34:1-35:26). Khi quân A-si-ri bị đánh bại tại Ni-ni-ve ( 612 TC), Ai-cập cầm quyền tại Giu-đa. Vài năm sau đó ( 605 TC) Ba-by-lôn đánh bại Ai-cập và bắt dân Do-thái đi làm phu tù tại Ba-by-lôn. Thêm một số khác bị bắt qua Ba-by-lôn khi vua gian ác Giê-hô-gia-kim cùng con là Gia-hô-gia-kin trở lại con đường thờ thần tượng của Ma-na-se và bị đánh bại tại Giê-ru-sa-lem năm 597 TC. (IIVua 2V 23:36-24:17). Vua sau cùng của Giu-đa , Sê-đê-kia, tiếp nối con đường gian ác và quân Ba-by-lôn đã trở lại phá hủy đền thờ và mọi thứ trong thành Giê-ru-sa-lem. Nê-bu-cát-nết-sa bắt đám dân cư còn lại dẫn đi qua Ba-by-lôn làm phu tù chỉ chừa lại trong xứ những người lớn tuổi và những người bị thương (24:18-25:12).


NA HUM: SỰ THẠNH NỘ CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN NI-NI-VE


Na-hum đến từ làng Ên-cốt xứ Giu-đa để rao truyền sứ diệp khuyến khích vua Giô-si-a và dân Giu-đa. Tuy Thượng Đế đã khoan dung A-si-ri sau khi họ đáp lại lời rao giảng của Giô-na hơn 150 năm trước, không lâu sau đó họ lại quay trở về đường cũ của mình. Dân A-si-ri có thủ đô là thành Ni-ni-ve, họ đàn áp Giu-đa và nhiều quốc gia khác. Nhiều người công bình bắt đầu phân vân không biết Thượng Đế có tiêu diệt dân A-si-ri như lời tiên tri của Ê-sai đã nói không (EsIs 10:5-34). Thượng Đế đã bày tỏ cho Na-hum rằng Ngài vẫn là Thượng Đế toàn năng, là Đấng cầm quyền xét đoán nghịch cùng kẻ ác và làm lành cho người tin cậy nơi Ngài. Những lời tiên tri này đã khuyến khích Giô-si-a chớ nên dầu phục A-si-ri nhưng cứ tiến bước trên con đường cải cách chính trị và tôn giáo của vua.


BỐ CỤC SÁCH NA-HUM


- Thượng Đế đóan phạt Ni-ni-ve NaNk 1:1-2:2.

- Sự thạnh nộ và sự tốt lành của Thượng Đế -8.

- Thạnh nộ trên Ni-ni-ve, bình an cho Giu-đa 2:2.

- Sự sụp đổ của Ni-ni-ve 2:3-13.

- Lý do khiến Ni-ni-ve phải bị đoán phạt 3:1-19.


Sự diễn tả linh động của Na-hum trận chiến ngịch cùng Ni-ni-ve và sự hiểu biết về địa lý của các con sông chảy quanh và xuyên qua thành Ni-ni-ve chứng tỏ rằng tiên tri biết rõ về chiến thuật Thời bấy giờ. Nhưng bản chất sứ điệp của ông không dựa nhiều trên sự hiểu biết về A-si-ri nhưng trên sự hiểu biết về đặc tính của Thượng Đế.


THƯỢNG ĐẾ ĐOÁN PHẠT NI-NI-VE


Na-hum bắt đầu lời tiên tri của ông bằng bài thơ nhắc cho người nghe về sự thạnh nộ của Thượng Đế, về quyền năng và sự nhờn từ của Ngài (1:1-8), bởi vì không thể hiểu được đường lối của Thượng Đế nếu không hiểu về đặc tính của Ngài. Ngài là Thượng Đế thánh đòi hỏi một đời sống thánh khiết. Tuy Ngài chậm nóng giận, nhưng Ngài không để cho kẻ thù nghịch Ngài không bị trừng phạt. Ngài cũng là Thượng Đế của quyền năng vĩ đại. Không núi nào có thể đứng vững khi cơn thạnh nộ của Ngài tuôn ra như lửa/ Quyền năng này cũng sẽ bảo vệ những ai tin cậy nơi Ngài khi gặp khó khăn (1:7, 8).

Nhưng lẽ thật về thần học này áp dụng trực tiếp cho hoàn cảnh của Giu-đa. Quyền năng của Thượng Đế sẽ mang đến sự cáo chung cho A-si-ri là kẻ thù nghịch Ngài (1:9-11). Mặc dầu họ rất mạnh, nhưng Thượng Đế lại mạnh hơn và sẽ mang quân đội đến để tiêu diệt danh tiếng và thần tượng của họ (1:14; 2:1). Giu-đa sẽ được tự do, hòa bình sẽ đến và Giu-đa một lần nữa sẽ vui mừng và thờ phượng Thượng Đế (1:13, 15).


SỰ SỤP ĐỔ CỦA NI-NI-VE


Cuộc bao vây và chiếm đoạt thủ đô Ni-ni-ve của A-si-ri được mô tả bằng nhưng hình ảnh sáng chói. Xe ngựa phóng nhanh, vũ khí chạm nhau, lính chiến mặc áo màu điều kinh hoàng, tướng thành sụp đổ gần mé sống, của cải trong cung điện bị cướp đoạt, quân đội chạy trốn, và đàn bà than khóc đều là những cảnh tượng của chiến trận. Tuy quân A-si-ri gầm thét khắp vùng thượng cổ Cận đông ( Ancient Near East) như một sư tử hung dữ, nhưng Thượng Đế sẽ dẹp tan thế lực và sức mạnh quân sự chúng (2:11-13).

Lời tiên tri này dường như khó xảy ra được trong thời Na-hum vì vua A-si-ri là Assur Banipal là vua hùng mạnh nhất trong các vị vua A-si-ri. Lịch sử và các cuộc đào xới khảo cổ cho biết rằng thành phố này bị sụp đổ vào năm 612 TC, và một phần bị phá hủy do nước lụt gây nên như lời tiên tri Na-hum đã dự ngôn (2:6, 8).


LÝ DO KHIẾN NI-NI-VE PHẢI BỊ HỦY DIỆT


Để khuyến khích đức tin của những người nghe lời tiên tri này, Thượng Đế giải thích lý do tại sao Ngài xóa tên Ni-ni-ve trên bản đồ. Đây là một thành phố đầy cường bạo và đổ máu, họ giết hàng ngàn người vô tội trong các cuộc chinh phục bằng quân sự (3:1-4). Bởi thế nên Thượng Đế sẽ ghét bỏ họ, ném sự ô uế trên mặt họ, và phá hủy hoàn toàn thành phố. Mặc dầu nhiều người nghĩ rằng Ni-ni-ve là một thành lũy không thể nào chiếm được, nó sẽ bị đánh bại như thành lũy kiên cố Thê-bê (Thebes) Ai-cập mà A-si-ri đã đánh bại năm 663 TC (3:8-12).

Na hum chấm dứt lời tiên tri của ông với lời nhạo báng nghịch cùng A-si-ri (3:14-19). Ông chế giễu họ rằng hãy múc nước (với nước lụt, họ đâu cần phải làm việc này), hãy làm cho vững chắc đồn lũy bằng gạch mới (điều này quá trể sau khi vách thành bị sụp đổ) và hãy sanh sẵn thêm nhiều như cào cáo (nhưng cào cào sẽ trốn chạy hoặc bay đi). Khi dân chúng nghe về sự sụp đỗ thành Ni-ni-ve, họ sẽ vui mừng và vỗ tay.


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Thượng Đế cầm quyền cai trị mọi dân tộc trên thế gian này. Vài nước sẽ nhận lãnh sự thạnh nộ của Ngài, nhưng Ngài sẽ làm điều lành cho người tin cậy Ngài.

2. Sức mạnh quân sự và giàu có sẽ không cứu thóat một dân tộc tội lỗi khỏi quyền năng phá hủy của Thượng Đế . Không có một quốc gia nào là không thể bị phá hủy được.

3. Thượng Đế đã thương xót A-si-ri khi Giô-na rao giảng cho họ, nhưng Na-hum chỉ rõ ràng sự nhịn nhục của Thượng Đế đã đủ rồi.

Phao-lô thấy sự vui mừng khi có lời rao báo về sự hòa bình trong thời Na-hum (1:15) giống như sự vui mừng khi tin lành về Đấng Chirst được rao truyền trong thời của ông (RoRm 10:15).


SÔ-PHÔ-NI: NGÀY CỦA THƯỢNG ĐẾ


Tiên tri Sô-phô-ni đã sống trước khi cuộc cải cách quan trọng xảy ra trong thời vua Giô-si-a ( 621 TC) vì lúc đó sự thờ thần tượng, cường bạo, và tiên tri giả còn hoạt động (SoXp 1:1-6; 3:1-4). Câu “phần sót lại của Ba-anh“ trong 1:4 có thể hiểu rằng Giô-si-a đã bắt đầu tìm cách loại trừ thần Ba-anh ra khỏi Giê-ru-sa-lem ( 628TC), nhưng công tác đó chưa được hoàn tất. Nếu lời tiên tri này được loan báo khoảng năm 625 TC, thì Giô-si-a chỉ vừa mới tuyên bố độc lập khỏi sự cai trị của A-si-ri (627 TC) và lời nói này đã khích lệ cuộc cải cách tôn giáo của ông. Tiên tri cảnh cáo về ngày đến của Thượng Đế.


BỐ CỤC SÁCH SÔ-PHÔ-NI


Sự phán xét của Thượng Đế trong ngày của Chúa Sô-phô-ni 1:1-18

- Hãy ăn năn trước ngày của Chúa 2:1-3:8.

- Sự khôi phục và vui mừng trong ngày của Chúa 3:9-20.

- Ý niệm về ngày của Chúa đến từ niềm tin rằng Thượng Đế là một chiến sĩ thánh đang tham dự cuộc thánh chiến chống lại kẻ thù của Ngài. Khi Ngài đến với quyền năng để đánh bại kẻ gian ác. Ngài cũng sẽ giải cứu dân sự Ngài. Ngày của Chúa sẽ là ngày chiến thắng và vui mừng cho những người yêu mến Thượng Đế, nhưng sẽ là ngày hủy diệt cho kẻ chẳng tin.


SỰ PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ TRONG NGÀY CỦA CHÚA


Sô-phô-ni cảnh cáo rằng Thượng Đế sẽ đến và sẽ hủy diệt thế gian, cất đi con người, thú vật, loài chim, và loài cá. Sự đoán phạt này đặc biệt nhằm vào Giu-đa vì một số vẫn còn thơ thẫn Ca-na-an là Ba-anh, cúi lạy thần Am-môn là Man-cam (hoặc Mo-lóc) và cầu khẩn các thần tinh tú của A-si-ri (1:4, 5 xem Gie Gr 8:2; 19:12). Dân chúng bác bỏ cuộc vận động cải cách cảu Giô-si-a, từ chối trở lại cùng Thượng Đế, và cứ tiếp tục con đường thờ lạy thần tượng có từ thời vua Ma-na-se.

Sô-phô-ni nói rằng ngày của Chúa không chỉ là ngày đoán phạt những người vô thần thờ lạy thần tượng. Sự thạnh nộ của Thượng Đế sẽ giáng trên tất cả những người từ chối không theo ngài, kể cả dân Do-thái nữa. Thượng Đế sẽ giết chúng như một của lễ, từ các con trai vua đã đón nhận thói tục lạ cho đến những kẻ làm điều bạo ngược và quỷ quyệt (SoXp 1:7-9). Mọi nơi trong thành Giê-ru-sa-lem đều bị ảnh hưởng ngay cả khu vực giàu có trong thành nữa ( 0-13).


Để chỉ nói mối nguy nan trầm trọng đó, Sô-phô-ni nhắc nhở người nghe về nổi kinh hoàng trong ngày của Chúa ( 4-18). Ngày đó sẽ là ngày các chiến sĩ can đảm sẽ khóc, dân chúng sẽ đi như kẻ mù, người giàu không mua được sự an toàn cho mình. Thạnh nộ, sâu thẩm, hủy diệt và máu sẽ đầy dẫy khắp nơi. Nó sẽ giống như địa ngục trên thế gian.


HÃY ĂN NĂN TRƯỚC NGÀY CỦA CHÚA


Tin lành là Giu-đa có thể tránh được sự đoán phạt trong ngày của Chúa. Sô-phô-ni khuyến khích dân chúng hãy nhóm họp nói đến thờ và ăn năn trước khi cơn giận của Thượng Đế giáng trên họ (2:1-3). Nếu họ biết hạ mình xuống tìm kiếm mặt Ngài, và đi theo đường lối của Ngài, thì Thượng Đế có thể tha thứ cho họ.

Thượng Đế đưa ra lý do thứ hai tại sao họ phải ăn năn. Người Phi-li-tin, Mô-áp, Am-môn, và bọn kiêu ngạo A-si-ri sẽ bị đánh bại và dân trung tín sót lại của Y-sơ-ra-ên sẽ nhận lại đất họ ( -15). Cuối cùng mọi dân sẽ quý trước Thượng Đế của Giu-đa (2:11), cho dễ bị tiêu diệt như người vô thần? Tuy Thượng Đế hy vọng rằng Giu-đa sẽ kính sợ Ngài và đi theo đường lối Ngài (3:7), họ không tin cậy Thượng Đế vì giai cấp lãnh đạo chính trị và tôn giáo của họ đã làm ô uế đền thờ và giảng rằng Thượng Đế sẽ không bao giờ phán xét họ (3:1-5).


SỰ KHÔI PHỤC VÀ VUI MỪNG TRONG NGÀY CỦA CHÚA


Nếu dân sự ăn năn thì họ sẽ là một phần của dân sót lại từ khắp nơi trên trên thế giới, có môi miếng thanh sạch, tội lỗi đã được tha, và một đời sống thanh khiết (3:9-13). Những người này sẽ vui mừng vì Thượng Đế, vua của họ, sẽ ở giữa họ (3:14, 15). Thượng Đế cũng sẽ vui mừng về dân Ngài vì trước kia họ yếu đuối và bị áp bức, nhưng bây giờ họ đã được nhóm họp lại và được phước.


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Không một tội nhân nào, không một quốc gia nào hay một tôn giáo nào có thể tránh được cơn thạnh nộ trong sự phán xét Thượng Đế vào ngày của Chúa.

2. Những ai ăn năn và hạ mình xuống sẽ được thanh sạch và sẽ được vui thích trong sự hiện diện của Thượng Đế cho đến đời đời.


HA-BA-CÚC: GIẢI QUYẾT THẮC MẮC VỀ SỰ CÔNG BÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ


Tiên tri Ha-ba-cúc nói tiên tri sau sự sụp đổ của Ni-ni-ve năm 612 TC, nhưng trước thời gian phát triển gây ngạc nhiên của vương quốc Ba-by-lôn dưới đời vua Na-bu-cát-nết-sa năm 605 TC. Chức vụ của Ha-ba-cúc ở tại Giu-đa vào khoảng năm 607TC, trong thời trị vì của vua gian ác Giê-hô-gia-kim (IIVua 2V 23:34-24:17). Bởi vì bài cầu nguyện sau cùng của Ha-ba-cúc được phổ nhạc để hát trong đền thờ (3:1, 19), nên một số người tin rằng tiên tri có thể cùng là người Lê-vi ca hát trong đền thờ (ISu1Sb 25:1-8:3) Sách của ông được xếp thành ba bài cầu nguyện.


BỐ CỤC SÁCH HA-BA-CÚC


- Bài cầu nguyện về sự công bình của Thượng Đế trên Giu-đa HaKb 1:1-11.

- Bài cầu nguyện thắc mắc về công bình của Thượng Đế 1:12-2:20.

- Bài cầu nguyện xin sự thương xót trong thì giờ khó khăn 3:1-19.

Ha ba cúc đã phải đấu tranh với vài nổi khó khăn mà Gióp đã gặp. Cả hai người đều không nghi ngờ về quyền năng hay sự thánh khiết của Thượng Đế nhưng họ đều không hiểu thế nào một Thượng Đế công bình lại có thể cho phép một số sự việc xảy ra. Cả hai đều nhận được khải tượng mới của Thượng Đế và cả hai đều tin cậy vào sự khôn ngoan của Ngài mặc dầu ở trong những hoàn cảnh cực ký khó khăn.


BÀI CẦU NGUYỆN XIN SỰ CÔNG BÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN GIU-ĐA


Những năm đầu trong đời trị vì của vua Giê-hô-gia-kim đầy những bạo ngược, xung đột, gian ác, bất công, và áp bức người công bình (1:1-4). Trong lời cầu nguyện, Ha-ba-cúc hỏi tại sao Thượng Đế lại cho phép kẻ ác không bị trừng phạt và tại sao Ngài không cứu người công bình đã từng trung tín phục vụ Ngài dưới triều vua Giô-si-a.

Câu trả lời của Thượng Đế cho thấy rằng Ngài muốn bày tỏ sự công bình của ngài qua một phương cách không ai ngờ được (1:5-11). Xứ Ba-by-lôn sẽ vụt bùng dậy về sức mạnh và xâm lăng Giu-đa, đem đến sự công bình mà Ha-ba-cúc mong muón bằng cách giết những người hung bạo trong Giu-đa, không ai có thể năng cản được sự càn quét tàn bạo của quân đội này; nó nhanh như hổ báo. Chúng sẽ nhạo báng sức kháng cự của vua yếu đuối xứ Giu-đa và nghiên nát ông.


BÀI CẦU NGUYỆN THẮC MẮC VỀ SỰ CÔNG BÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ


Mặc dầu Ngài đã trả lời câu hỏi của Ha-ba-cúc, nhưng chương trình này của Thượng Đế đã đưa đến nhiều câu hỏi quan trọng hơn nữa. Làm thế nào vầng đá thánh đời đời hứa bảo vệ họ (1:12) lại cho phép một nước Ba-by-lôn gian ác tiêu diệt một dân tộc công bình hơn như Giu-đa (1:13).

Ha-ba-cúc đợi và Thượng Đế đã trả lời với hai ý để tiên tri chép trên bảng hầu cho mọi người đều đọc được (2:1-3) . Thứ nhất, người công bình phải sống bởi đức tin nơi Thượng Đế trong những lúc khó khăn (2:4). Vì đường lối mầu nhiệm của Thượng Đế đôi khi vượt quá sự hiểu biết của loài người, Ha ba cúc phải tin cậy Thượng Đế , thứ hai, Thượng Đế chỉ rõ ràng Ba-by-lôn kiêu ngạo xâm chiếm nưóc khác bằng vũ lực, say sưa trong rượu và thờ lạy thần tượng bằng đá sẽ không được Ngài thừa nhận (2:4-19). Họ sẽ bị gạt bỏ và cường bạo sẽ đuổi kịp họ, vì một ngày kia vinh quang của Thượng Đế sẽ đầy dẫy trên đất (2:14).


BÀI CẦU NGUYỆN VỀ SỰ THƯƠNG XÓT TRONG THÌ GIỜ KHÓ KHĂN


Ha-ba-cúc được trấn an bởi câu lời của Thượng Đế, nhưng điều đó không cất đi sự khó khăn phải trải qua trong cuộc chiến tranh kinh khủng với Ba-by-lôn. Ông nài xin Thượng Đế hãy nhớ lại sự thương xót khi Ngài đương giận (3:2). Đức tin của tiên tri được củng cố khi ông nhớ lại quyền năng vinh hiển của Ngài trong quá khứ. Không có gì có thể đứng vững trước cơn thạnh nộ của Thượng Đế khi Ngài bước qua đất để cứu dân Ngài (3:12, 13). Nhận thức được quyền năng của Thượng Đế, Ha-ba-cúc run sợ khi nghĩ về ngày hủy diệt hầu đến. Tuy nhiên lòng ông vui mừng và chân ông bước đi nhẹ nhàng khi ông đặt đời sống mình trong cánh tay quyền năng của Thượng Đế (3:17-19).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Đường lối của Thượng Đế đôi khi mầu nhiệm nhưng được hướng dẫn bởi đặc tính của Ngài. Sự công bình trên đất không có nghĩa là người vô tội chẳng bao giờ đau khổ, nhưng Thượng Đế sẽ ở với người đau khổ.

2. Người công bình phải sống bởi đức tin. Quyền năng và sự thương xót của Thượng Đế trong quá khứ ban thêm sức mạnh để đối diện với khó khăn hiện tại trong sự vui mừng.


Nhiều tác giả Tân ước đã trưng dẫn lời nói của Ha-ba-cúc rằng: người công bình phải sốn bởi đức tin (RoRm 1:17; GaGl 3:11; HeDt 10:37) chứ không bởi việc làm. Áp-ra-ham (SaSt 1:1-31) và Ha-ba-cúc (HaKb 2:4) nói rõ ràng không ai có thể tạo cho mình con đường đi đến thiên đàng được cả. Sự cứu rỗi đơn thuần đến bởi ân điển qua đức tin (Eph Ep 2:8-10).


GIÔ-ÊN: NGÀY CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐÃ GẦN ĐẾN TRONG TƯƠNG LAI


Giô-ên nói tiên tri một thời gian ngắn trước khi Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ vào năm 587/86TC. Dân Giu đã đã bị bắt làm phu tù tại Ba-by-lôn năm 605 và 597 TC (3:1-3) nhưng đền thờ Giê-ru-sa-lem chưa bị phá hủy (2:16, 17). Khoảng năm 590 TC, Giô-ên rao giảng rằng sự tai vạ cào cào nghiêm trọng là lời cảnh cáo từ Thượng Đế về ngày của Chúa, và ngày tận trung của Giu-đa, đã gần.


BỐ CỤC SÁCH GIÔ-ÊN


- Hãy ăn năn vì bây giờ là ngày của Chúa Gio Ge 1:1-2:17.

- Hãy than khóc về tai vạ cào cào 1:1-20.

- Hãy ăn năn vì sự hủy diệt quân sự đã gần 2:1-17.

- Ân điển và thạnh nộ trong ngày sẽ tới của Chúa 2:18-3:21.

- Sự khôi phục và Đức Thánh Linh 2:18-32.

- Phước hạnh trên Giu-đa 3:18-21.


Rất khó để xác định rằng sự mô tả về quân đội cào cào trong 2:1-17 có thể hiểu theo nghĩa đen vì nếu vậy thì dường như chương 2 được chép lại những điều dã ghi trong chương 1, hay là hình ảnh cào cào đã được dùng để ám chỉ về quân đội Ba by lôn trong tương lai. Vì cào cào trong chương 1 đã đến và cào cào trong chương 2 sẽ đến trong tương lai, cho nên chương 2 có lẽ ám chỉ quân đội Ba by lôn . 4


HÃY ĂN NĂN VÌ BÂY GIỜ LÀ NGÀY CỦA CHÚA


Mọi biến cố bất thường đã xảy ra, một việc mà cha mẹ sẽ kể lại cho con cái nghe trong nhiều năm. Giu-đa đã bị cào cào tàn phá khủng khiếp. Chúng ở khắp mọi nơi và ăn nuốt hết mọi thứ. Mọi người đều than khóc vì không còn rượu nho, không còn trái vả, không còn ngũ cốc để làm của lễ tại đền thờ nữa, không còn mùa gặt cho nông dân nữa và không còn trái trên cây nữa (1:4-12).

Giô ên không giải thích tai vạ này như một sự bất thường của thiên nhiên nhưng là một sự cảnh cáo từ Thượng Đế. Ông Khuyến khích các thầy tế lễ hãy kêu gọi dân chúng nhóm họp tại đền thờ, bắt đầu sự kiêng ăn trong áo bao gai, và kêu cầu cùng Thượng Đế để được giúp đỡ (1:13, 14). Họ nên khóc lóc vì khi không còn ngũ cốc trong kho và không còn nước dưới sông nữa, thì đó là dấu hiệu chắc chắn rằng ngày của Thượng Đế đã gần (1:17-20).

Giô ên hình dung ngày của Thượng Đế sẽ là ngày xâm lăng của đạo binh lớn, như cuọc xâm lăng của cào cào ( -17). Vô số loài côn trùng này sẽ chiếm lấy đất và không có gì có thể ngăn cản chúng được. Đây sẽ là ngày trọng đại và đáng sợ của Thượng Đế khi Giu-đa bị tiêu diệt (được ứng nghiệm năm 587/86 TC). Hy vọng duy nhất là dân chúng hãy nhóm họp tại đền thờ (2:14-17), trở về cùng Thượng Đế , hãy khóc lóc, và kiêng ăn. Biết đâu Thượng Đế sẽ nhẫn nại thêm và khoan dung mặc dầu họ không xứng đáng được hưởng đặc ân này (2:12-13).


ÂN ĐIỂN VÀ THẠNH NỘ TRONG NGÀY SẼ TỚI CỦA CHÚA


Giô-ên quân bình lời nói của ông về sự phán xét trong tương lai với lời hy vọng trong ngày sau cùng của Thượng Đế . Tai vạ cào cào sẽ được đảo ngược trong ngày đó vì cào cào và đạo binh phương Bắc Ba-by-lôn sẽ không còn nữa (2:20, 25), ngũ cốc sẽ mọc đầy đồng ruộng, sẽ có sự vui mừng và không còn xấu hổ nữa. Thượng Đế sẽ đổ Thần của Ngài trên mọi loài xác thịt bằng cách mới mẻ và ai cầu khẩn danh Thượng Đế thì sẽ được cứu (2:28-32). Giu-đa sẽ được khôi phục từ chốn lưu đày và các nước sẽ bị đoán phạt (3:1-8).

Thượng Đế sẽ làm quan án để xét đoán mọi nước trong ngày của Chúa (3:9-14). Lúc đó mọi người sẽ biết duy chỉ có ngài là Thượng Đế , Ngài sẽ ở tại Si-ôn và nơi đó sẽ là nơi thánh (3:17, 21).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Cách duy nhất để tránh sự đoán phạt của Thượng Đế là hết lòng ăn năn và tin cậy vào lòng thương xót của Ngài.

2. Trong ngày cuối cùng của Chúa, Thượng Đế sẽ đoán phạt kẻ ác và ban phước cho người công bình với sự hiện diện của Ngài.


Phi-e-rơ rao giảng rằng lời tiên tri của Giô-ên về sự ban Đức Thánh Linh cho tất cả loài xác thịt (Cong Cv 2:17-21; Gio Ge 2:28-32) bắt đầu được ứng nghiệm trong ngày lễ Ngũ Tuần. Phao-lô dạy rằng điều cần thiết là hãy cầu khẩn danh Thượng Đế để được cứu (RoRm 10:13; Gio Ge 2:32).


GHI CHÚ


1. C.J. Gadd, The Fall of Nineveh ( London: British Museum 1923), trang 25-30 và H.W. F Saggs “Nahum and the Fall of Nineveh” Journal of Theological Studies 20 ( 1969), trang 220 -225, đã thảo luận về vấn đề này.

2. M. Weiss, “The Orgin of the Day of the Yahweh Reconsidered” Hebrew Union College Annual 37 (1966), trang 29-72, thảo luận về nhiều cách giải thích khác nhau về ngày của Chúa.

3. R.L. Smith, Micah Malachi ( Waco: Word , 1984), trang 93, nhưng đây chỉ là một sự phỏng đoán.

4. D. Stuart, Hosea -Jonah ( Waco: Word, 1987), trang 232 - 34


CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Làm thế nào Thượng Đế có thể là Thượng Đế của cả thạnh nộ và tốt lành?

2. Có thích hợp cho tín đồ thắc mắc, về sự công bình của Thượng Đế không? Làm thế nào một người có thể vượt qua sự nghi ngờ trong những lúc khó khăn.

3. Mô tả ngày của Thượng Đế cho người công bình trong SoXp 3:9-20?

4. Giô-ên đã nói gì để bày tỏ bản chất của sự ăn năn thật?



HỘI THÁNH TIN LÀNH TRƯỞNG NHIỆM GARDEN GROVE
Quận Cam-vùng nam California
​11832 South Euclid St, Garden Grove,
CA. 92840
Orange County​-Southern California
​Tel: 714-638-4422    

Email: vpcgg.ca@gmail.com

SUBSCRIBE FOR EMAILS

Thanks for submitting!

Copyright Ⓒ 2023 vpcgg (PC-USA). All rights reserved. 

bottom of page