top of page

CÁC CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT TRONG THI-THIÊN

Hung Tran

Jul 13, 2023

Để bổ túc cho Thi-thiên kêu than và ngợi ca đã được nghiên cứu trong chương trước, có nhiều loại Thi-thiên khác với những chủ đề đặc biệt và có cùng một cấu trúc hay cùng bối cảnh đời sống Y-sơ-ra-ên...



CÁC CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT TRONG THI-THIÊN


Thi-thiên 73 - 150


* Khoảng thời gian: 150-500 T.C


Để bổ túc cho Thi-thiên kêu than và ngợi ca đã được nghiên cứu trong chương trước, có nhiều loại Thi-thiên khác với những chủ đề đặc biệt và có cùng một cấu trúc hay cùng bối cảnh đời sống Y-sơ-ra-ên. Những Thi-thiên này gồm có: Thi-thiên luận về lịch sử, Thi-thiên về sự nguyền rủa, Thi-thiên về sự ăn năn và hối cải, Thi-thiên luận về sự khôn ngoan, Thi-thiên luận về vua chúa, và Thi-thiên luận về Đấng Mê-si-a. Tuy các Thi-thiên này rất ít, nhưng chứa đựng nhiều ý tưởng thần học rất quan trọng và cho biết một vài phương diện trọng yếu về sự thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên.


THI-THIÊN LUẬN VỀ LỊCH SỬ


Thi-thiên luận về lịch sử khác với những Thi-thiên kia vì Thi-thiên này không liên quan đến một trường hợp đặc biệt nào trong đời sống của người tin Chúa cả. Thay vào đó Thi-thiên này ôn lại lịch sử Y-sơ-ra-ên theo thứ tự để nhắc người nghe về tội lỗi của nước trong quá khứ, để ca ngợi Thượng Đế về lòng nhơn từ của Ngài, hoặc để khuyến khích mọi người hãy tin cậy Thượng Đế vì Ngài luôn luôn thành tín.

1) Thi Tv 78:1-72 là một Thi-thiên thuật lại việc làm diệu kỳ của Thượng Đế được truyền dặn tổ phụ phải dạy lại cho con c háu mình hầu cho dòng dõi hậu lai có lòng tin cậy nơi Thượng Đế, chớ quên các ân huệ và điều răn của Ngài, và đừng cố chấp phản nghịch như tiổ phụ mình (78:5-8).

- Phần thứ nhất (78:9-20) ghi lại các phép lạ của Thượng Đế trong xứ Ai-cập, khi vượt qua biển đỏ, dẫn dắt họ bằng áng mây qua đồng vắng, khiến suối phun ra từ tảng đá, và sự phản nghịch của dân Y-sơ-ra-ên khi họ không có nước để uống hoặc không có thịt để ăn.

- Phần thứ hai (78:21-39) chép về sự thịnh nộ của Thượng Đế vì lòng không tin của dân Y-sơ-ra-ên, và cách ban thực phẩm lạ lùng của Ngài qua ma-na (bánh của thiên sứ) và thịt từ chím cút. Đoạn này được chấm dứt bằng sự lập lại cơn giận của Thượng Đế trước lòng bội nghịch và không trung tín của dân Y-sơ-ra-ên mặc dầu Ngài đã cung cấp mọi nhu cầu vật chất cho họ.

- Phần thứ ba (78:40-53) chú trọng vào việc dân Y-sơ-ra-ên khi đi trong nơi đồng vắng đã quên lãng quyền năng của Thượng Đế được thi thố qua các tai họa giáng trên xứ Ai-cập. Phần thứ tư (78:54-72) tóm lược sự tiến vào đất thánh và chinh phục xứ Ca na an, cùng xu hướng thờ hình tượng của dân Y-sơ-ra-ên. Vì cớ dân Y-sơ-ra-ên cứ phạm tội, nên Thượng Đế rời bỏ đền tạm của Ngài tại Si-lô và sau này từ bỏ các chi phái của Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc nữa. Nhưng Thượng Đế giữ lòng trung tín với chi phái Giu-đa, chọn Đa-vít làm vua và chỉ dẫn người xây cất đền thờ Giê-ru-sa-lem. Trong suốt thời gian này Thượng Đế đã dẫn dắt quốc gia và chăn giữ dân sự mà Ngài yêu. Ngoài Thi-thiên này còn có một số Thi-thiên khác cùng lấy lịch sử làm chủ đề 105; 106; 135)


THI-THIÊN LUẬN VỀ SỰ NGUYỀN RỦA


Một số Thi-thiên chứa đựng lời rủa sả hay nguyền rủa nghịch cùng kẻ thù của dân Chúa một số lời rủa sả này là một phần nhỏ của lời kêu than (139:19-22) trong khi một số khác chiếm phần lớn trong Thi-thiên (35; 69; 109).

Các Thi thiên này đã gây khó chịu cho Cơ-đốc nhân bởi vì chúng khơi động lòng thù hận, thật trái với lời của Đức Chúa Giê-xu dạy là hãy yêu kẻ thù của chúng ta (Mat Mt 5:44). Tuy một số người cho rằng những lời nói này là xấu xa, thua kém tiêu chuẩn của Cơ-đốc giáo và là thành phần tiêu cực của nền đạo đức cũ xưa có tính chất giai đoạn, nhưng nếu xem cẩn thận những lời phát biểu nói lên sự phẫn nộ này thì chúng không phải bị thúc đẩy bởi ước muốn tội lội là trả thù cá nhân.


Lời rủa sả trong 109:6-20 cho thấy rằng kẻ ác đã phỉ báng và nói nghịch cùng người lành (109:2-5). Người tin Chúa cầu nguyện xin Thượng Đế hãy đoán xét những người này bằng cách tiêu diệt họ, khiến con cái họ mồ côi cha, cất đi phần đất của họ, và loại mọi ký ức về họ ra khỏi thế gian, đó là phương cách mà chính Thượng Đế phán rằng Ngài sẽ báo trả kẻ ác về tội ác họ (109:6-20).

Nơi khác, Đa-vít kêu cầu thượng đế hãy giết kẻ ác vì họ nói nghịc cùng Chúa và lấy danh Chúa mà làm chơi. Đa-vít ghét những kẻ ghét Chúa, người gớm ghiếc những kẻ dấy nghịch cùng Chúa (139:19-22). Nhưng Đa-vít không nói với giọng thù hằn cá nhân, vì trong câu kế ông xin Chúa hãy tra xét xem có lối ác hay ý tưởng báo thù nào trong lòng ông không (139:23,24).

Rõ ràng Đa-vít có cùng lập trường gớm ghét tội lỗi với Thượng Đế đến nỗi ông không thể chịu được nữa; ông xin Thượng Đế hãy cất mọi điều ác đi. Loại người ngày nay không cảm thấy thoải mái về những lời cầu nguyện này, chính vì họ có khuynh hướng làm giảm tội tại Cô-rinh-tô và phó chúng cho sự chết và ở dưới quyền Sa-tan (ICo1Cr 5:1-13) và ông cũng rủa sả những ai giảng một tin lành nào khác ngoài tin lành của Đấng Christ (GaGl 1:6-10).

Có thể Đa-vít và Phao-lô cũng ghét tội lỗi như Thượng Đế hơn nhiều người khác. Xét cho cùng thì Kinh thánh nói rõ rằng chính Thượng Đế sẽ quăng một số người xuống địa ngục vì tội lỗi họ.

Cả Cựu ước lẫn Tân ước đều khuyên người tin Chúa hãy yêu thương kẻ lân cận mình (LeLv 19:18; Mat Mt 19:19) chớ báo thù ai (PhuDnl 32:35; HeDt 10:30), và dạy chúng ta hãy ghét và từ bỏ tội lỗi vì Thượng Đế ghét tội lỗi.


THI-THIÊN LUẬN VỀ SỰ ĂN NĂN


Đặc điểm của người yêu mến Thượng Đế là ghét tội lỗi, lòng ước muốn của họ là từ bỏ mọi thái độ và hành động tội lỗi, và muốn ăn năn tội hầu nhận sự tha thứ của Thượng Đế. Tuy Đại lễ Chuộc tội là ngày mà toàn dân Y-sơ-ra-ên làm lễ chuộc tội cho cả quốc gia (LeLv 16:1-34) nhưng người tin Chúa trong thời Cựu ước có thể ý thức được tội lỗi của họ và nhận được sự tha thứ của Thượng Đế bất cứ lúc nào.

Ăn năn tội cũng giống như dâng lễ chuộc tội trước đền thờ. Dù sao thì cũng phải nhấn mạnh điểm này là việc dâng của lễ không quan trọng bằng một tâm thần đau thương, một tấm lòng thống hối của tội nhân (Thi Tv 51:16,17)

Nhiều người cho rằng lời cầu nguyện ăn năn trong 51:1-19 và 32:1-11 liên quan đến mối liên hệ tình dục tội lỗi giữa ông và bà Bát-sê-ba (xem phần ghi chú nơi đầu đề của 51:1-19). trong Thi-thiên 51:1-19 Đa-vít cầu xin Thượng được đế thương xót mình. Ông muốn Thượng Đế hãy xóa các sự vi phạm và rửa cho sạch hết trọi gian ác của ông (51:1, 2).

Đa-vít nhận biết rằng liên hệ tình dục ngoài hôn nhân là phạm tội, ông đã làm điều ác trước mặt Chúa, và đáng bị Chúa xét đoán (51:3, 4). Nhưng Đa-vít đã từ bỏ lối sống tội lỗi và cầu xin Chúa làm ông được tinh sạch, rửa ông trắng hơn tuyết, và dựng nên trong ông được một lòng trong sạch (51:7-10). Ông không muốn Thượng Đế ruồng bỏ ông vì tội lỗi của ông; nhưng muốn Thưọng đế ban lại cho ông sự vui vẻ trong đời sống hầu ông có thể chia xẻ với người khác những điều ông học được và cảnh cáo họ về các làm lỡ của họ (51:11-13). Một khi được Thượng Đế tha thứ (bởi vì Đa-vít có lòng khiêm nhường, chứ không phải vì ông dã dâng của lễ) Đa-vít sẽ ca ngợi Thượng Đế và cất tiếng hát mừng vui. (51:14-17)


2) Thi-thiên 32 là một dẫn chứng về sự dạy dỗ người khác của Đa-vít với chính kinh nghiệm của mình. Trước hết ông tìm cách che lấp tội lỗi, từ chối gọi đó là tội, nhưng lương tâm ông bị đè nặng ngày và đêm (32:3, 4). Cuối cùng ông đã xưng tội và không còn che giấu nữa. Thượng Đế nhơn từ đã tha thứ cho ông (32:4, 5) và ông vui sướng vì tội lỗi mình đã được khỏa lấp (3,2). Qua kinh nghiệm này, Đa-vít dạy dỗ dân Y-sơ-ra-ên hãy mau cầu nguyện để được tha thứ khi họ phạm tội (32:6), chớ bướng bỉnh như con la (32:9). Cứ tiếp tục phạm tội và thái độ không chịu ăn năn sẽ mang đến nhiều nỗi đau đớn, nhưng nếu xưng tội và tin cậy nơi Thượng đế về sự tha thứ thì sự vui mừng lớn sẽ đến với người ấy (32:10, 11). Dĩ nhiên lời chỉ dẫn của Đa-vít liên quan đến tầm quan trọng của sự xưng tội phù hợp với sứ điệp Tân Ước về Thượng Đế là thành tín và công bình và Ngài sẽ tha tội nếu chúng ta xưng tội mình với Thượng Đế (IGi1Ga 1:9)


THI-THIÊN LUẬN VỀ SỰ KHÔN NGOAN


Tuy gặp khó khăn nhỏ trong công việc nhận diện các Thi-thiên luận về sự khôn ngoan, nhưng hầu hết đồng ý rằng có một số các Thi-thiên phản ảnh lời dạy dỗ của sách dạy về sự khôn ngoan (1; 37; 73; 112; 127; 128). Sự giống nhau trong các chủ đề (Thành công hay phá hủy, công bình hay gian ác, nỗi thống khổ của người công bình) và những câu cách ngôn, tục ngữ hiển nhiên chứng tỏ rằng một số tác giả Thi-thiên có đọc sách viết về sự khôn ngoan và lời dạy dỗ của họ đã được dùng làm lời chỉ dẫn và khích lệ dân Y-sơ-ra-ên .

3) 1:1-6 so sánh đời sống người công bình (1:1-3) với kẻ ác (1:4-5). Người được Thượng Đế ban phước không nên tìm đến với người gian ác để được họ khuyên bảo, không dành thì giờ để làm những điều mà kẻ ác làm, và họ không chế riễu hay đùa bỡn về những điều thiêng liêng. Thay vào đó họ dành thì giờ để đọc và học lời của Thượng Đế. Bởi cớ đó, Thượng Đế ban phước trên những điều họ làm (1:1-3). Kẻ ác chẳng hành động như người công bình, cho nên họ chẳng đứng nổi trong ngày Thượng Đế đoán xét (1:4-5). Lời so sánh sau cùng nói về sự chăm sóc của Thượng Đế đối với người công bình và sự diệt vong thuộc về kẻ ác là kẻ không có Thượng Đế (1:6).


Thi-thiên 73 gần giống như sách Gióp, vì cả hải đều dằng co với một câu hỏi rằng tại sao người công bình phải chịu khổ, và tại sao vô số kẻ ác lại được thạnh vượng. (7-12). Tuy sự thanh sạch dường như vô ích, những nỗi khốn khổ có thể làm chúng ta cay đắng và có vẻ vô nghĩa, nhưng tác giả Thi-thiên nhắc nhở người tin Chúa rằng sự tận cùng của kẻ ác sẽ không vui vẻ đâu (73:13-19). Trong những lúc thử thách, loài người phải dựa trên lời hứa họ sẽ nhận được phần thưởng sau này (73:24), xây bỏ mọi ham muốn thế gian, và hướng về Thượng Đế để thêm sức lực (73:25-28)


THI-THIÊN LUẬN VỀ VUA CHÚA


Các Thi-thiên này gồm các bài hát dùng để hát về các vị vua ở thế gian hay được hát bởi các vị vua ấy, các bài hát này cũng hát về sự trị vì của Thượng Đế. Nhóm thứ nhất gồm các Thi-thiên chương 20, 21, 45, 72, 89 và 132, cầu xin Thượng Đế bảo vệ vua ở Giê-ru-sa-lem là người đã được xức dầu và ban cho ông thắng lợi trong cuộc chiến với kẻ thù địch (20:1-9). Để đáp lại sự giải cứu của Thượng Đế và ngợi khen Ngài (21:1-13). bài hát dùng để mừng lễ cưới của một trong các vị vua Y-sơ-ra-ên được ghi lại trong 45:1-17 và các Thi-thiên nói về giao ước Thượng Đế lập cùng vua Đa-vít (xem II Sa muên -16) được tìm thấy trong 89:1-52 và 132:1-18


Có một nhóm Thi-thiên khác không kém phần quan trọng, đó là các Thi-thiên ca ngợi ngôi vua của Thượng Đế (47, 93, 96-99). Đây không phải là Thi-thiên mừng ngày đăng quan của vua theo sau lễ mùa Thu mà Thượng Đế được tôn làm vua như một số người đã nói

4) Trong chế độ thần quyền (Theocracy) khi dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu làm dân sự của Thượng Đế họ hiểu rằng Thượng Đế là người quản trị và là vua của họ. Đó là lý do tại sao Ghê-đê-ôn từ chối làm vua của Y-sơ-ra-ên (Cac Tl 8:23). Một điều nguy hiểm khi có vua ở thế gian là vị vua thường hay cậy vào sức riêng để trị dân thay vì để Thượng Đế làm vị vua tối thượng (ISa1Sm 7:1-17; 12:12-15). Vị vua lớn thật đáng kính sợ chính là Thượng Đế (Thi Tv 47:2). Ngài là Vua của cả trời đất và là Đấng đáng được ngợi khen (47:6, 7). Thượng Đế là Đấng được thờ lạy vì Ngài là Vua cao cả trên hết các thần (95:3; 97:9), vì Ngài sẽ xét đoán mọi dân tộc (96:9-13) và vì Ngài trị vì thế gian bằng quyền năng và công bình (99:4). Thượng Đế là Vua cao cả và thánh khiết, cho nên chúng ta phải tôn thờ Ngài làm Chủ, làm Chúa, và làm Vua của đời sống chúng ta.


THI-THIÊN LUẬN VỀ ĐẤNG MÊ-SI-A


Có một vài trở ngại trong việc giải thích các Thi-thiên nói về Đấng Mê-si-a. Có người rất hoài nghi lời giải thích về Đấng Mê-si-a và không chấp nhận các Thi-thiên này là những lời dự ngôn về sự hầu đến của Chúa Giê-xu. Họ cho rằng đây là những đoạn nói về vua Đa-vít hay một người nào đó sống trong thời Cựu ước. Một số khác công nhận các lời dẫn chứng trong Tân ước cho rằng những đoạn đó ám chỉ về Chúa Giê-xu, nhưng khi đọc đoạn đó trong Cựu ước thì lại gán cho những ý nghĩa chỉ hiểu dược sau khi Chúa Giê-xu đến trong thế gian. Cần có một biện pháp dung hòa cho hai khuynh hướng này. Người giải kinh phải chấp nhận lời chứng của Tân ước xác nhận những lời đó nói về Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a, nhưng phải giải thích các Thi thiên luận về Đấng Mê-si-a dựa trên căn bản những điều được tỏ ra cho Đa-vít, chứ không phải dựa trên những điều được tỏ ra hàng trăm năm sau khi các sách Tin Lành được viết ra. Các Thi-thiên nói về Đa-vít không đề cập đến việ Chúa Giê-xu được sanh bởi nữ đồng trinh (điều này được nói đến 250 năm sau trong EsIs 7:14) chứng tỏ rằng Đa-vít hoàn toàn không biết về điều này.


Thi Tv 2:1-12 và 110:1-7; là hai Thi-thiên về Đấng Mê-si-a dự ngôn rằng Thượng Đế sẽ lập con rai của Ngài được Ngài xức dầu lên làm Vua trên Si-ôn. (2:6). Vua này sẽ trị vì cả thế g ian và mọi người sẽ đầu phục Ngài nếu không sẽ bị tiêu diệt (2:8-12). Lời tiên tri này nói về sự tái lâm của Đấng Christ khi Ngài đến trong quyền năng để trị vì thế giới và thành lập vương quốc của Ngài. Thi-thiên 110:1-7 dự ngôn rằng Chúa của Đa-vít là vua hầu đến, t rong một ngày nào đó sẽ ngồi bên hữu Thượng Đế và trị vì cả thế giới.

Một số nhà giải kinh đã không đồng ý với nhau về cách hiểu một số Thi-thiên trong Cựu ước không nói về Đấng Mê-si-a nhưng lại được trưng dẫn trong Tân ước. Một số tin rằng các Thi-thiên này được ứng nghiệm hai lần, trong khi một số khac lại cho rằng đây là một số ứng nghiệm có tính cách tiêu biểu (Typological). Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là trước tiên học viên phải tìm hiểu xem các khúc Kinh thánh này có ý nghĩa gì đối với Đa-vít hay một ai khác trong dân Y-sơ-ra-ên.


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Thượng Đế là Đấng trực tiếp cai trị mỗi đời sống tín đồ

2. Mặc dù loài người tội lỗi, nhưng Thượng Đế nhơn từ sẵn sàng tha thứ cho những ai thật lòng ăn năn.

3. Thưọng đế ghét tội lối và sẽ xét đoán tội nhân

4. Lối sống đẹp lòng thượng đế đã được bày tỏ qua lời của Ngài. Người công bình sẽ khôn khéo xa lánh con đường tội lỗi và bước theo đường lối của Thượng Đế.

5. Thượng Đế là vua của cả thế giới. Ngài trị vì với đầy quyền năng và công chính. Trong ngày sau cùng Ngài sẽ chiến thắng mọi thế lực ở thế gian, và mọi người sẽ ngợi ca Ngài.

6. Trong ngày sau cùng Thượng Đế sẽ sai Đấng Mê-si-a đến thế gian, là Đấng hiện ngồi bên hữu thượng đế, để chiến thắng mọi thế lực xấu xa và cai trị cả thế gian.

* GHI CHÚ:

1. H.C. Leupold, Exposition of th Psalms (Grand Rapids : Baker, 1969), trang 561, 562

2. C.S. Lewis, Reflections on the Psalms (1961), trang 31, sách này cho rằng tác giả Thi thiên đã quá nghiêm khắc trong vấn đề đúng sai. Họ cũng thừa biết sự khác biệt.

3. W.S. Lasor, D.A. Hubbard, and F.W. Bush, Old Testament Survey (grand Rapids: Eedmans, 1982), tr. 522, 23. 4. S. Mowinckel, the Psalms in Israel's Worship (Nashville : Abingdon, 1962), ủng hộ lý thuyết này dựa t rên các nghi lễ thờ thượng căn bản của dân Ba-by-lôn.


CÂU HỎI THẢO LUẬN:


1. Tại sao việc ca hát và học về ân điển và sự đoán xét của Thượng Đế trong quá khứ là quan trọng?

2. Lúc nào là thích hợp để cầu nguyện rủa sả? thái độ nào nên có hay nên tránh khi cầu nguyện rủa sả?

3. Ghi lại một vài lời nào khôn ngoan trong Thi-thiên chương 37, 73, 127 và 128 mà quý vị có thể áp dụng trong cuộc sống?

4. Cố gắng nhớ lại lời cầu nguyện ăn năn của quý vị và so sánh lời ấy với bài cầu nguyện ăn năn của Đa-vít trong Thi t hiên 51. Quý vị có thật lòng cầu nguyện như Đa-vít đã cầu nguyện khi ông cầu xin Thượng Đế biến đổi ông không? Hành động và tư tưởng đã được thay đổi như thế nào trong đời sống để xác định rằng quý vị đã tìm được điều đó?

5. Lãnh vực nào trong đời sống của quý vị chứng tỏ rằng Thượng Đế là Vua và là Đấng cai trị? RoRm 4:1-17 đã nói gì về cuộc nội chiến trong đời sống chúng ta ? Có lãnh vực nào trong đời sống mà quý vị muốn được kiểm soát bởi quyền năng và sự trị vì của Thượng Đế. Một người phải làm gì để được thay đổi?



bottom of page